Giới thiệu hậu môn trực tràng

Hậu môn trực tràng xoay quanh 5 bệnh lý phổ biến: Bệnh trĩ, áp xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, ngứa hậu môn cùng cách điều trị, phòng chống hiệu quả. Để biết thêm về bệnh lý cũng như cách chữa, phòng chống, bạn đọc tham khảo qua bài viết giới thiệu sau:

Hậu môn trực tràng là gì?

Hậu môn trực tràng là phần kết thúc của ruột già, chấm dứt ở hậu môn. Cơ quan này có chức năng chính: Chứa phân ở trực tràng, sau đó đẩy chúng ra ngoài thông qua lỗ mở hậu môn. 

Hậu  môn trực tràng


Một số bệnh hậu môn trực tràng thường gặp

Hậu môn trực tràng là phần cuối của hệ tiêu hóa nên bất cứ khi nào hệ tiêu hóa có vấn đề, hậu môn trực tràng cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Một số bệnh thường gặp ở hậu môn trực tràng như:

1. Bệnh trĩ

Trĩ là hiện tượng tĩnh mạch hậu môn, trực tràng giãn, căng, xung huyết. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này, chủ yếu do thói quen sinh hoạt hàng ngày hoặc do tác dụng phụ của thuốc, stress, táo bón kéo dài…

Bệnh trĩ


Có 2 loại bệnh trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.

  • Trĩ nội : Tình trạng tĩnh mạch sưng trong hậu môn, trực tràng.
  • Trĩ ngoại: Tình trạng các mạch máu sưng lên gần lỗ hậu môn hoặc phình ra ngoài. 

Trĩ thường xuất hiện các triệu chứng như đau rát, sưng tấy hậu môn, đi ngoài kèm máu, không được phát hiện, điều trị kịp thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Vì vậy, khi thấy xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh, người bệnh nên thăm khám, điều trị theo đúng chỉ định của y bác sĩ. 

2. Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là một vết rách nhỏ mô mỏng chảy ra hậu môn. Vết nứt này hình thành do sinh con, quan hệ qua hậu môn hoặc các bệnh như giang mai, ung thư hậu môn…

Nứt kẽ hậu môn


Bệnh gây đau nhức, chảy máu khi đại tiện, không chữa lành có thể phát triển sâu bên trong thịt, gây ảnh hưởng sức khỏe. Vì vậy, người bệnh nên khám chữa càng sớm càng tốt.

3. Rò hậu môn

Rò hậu môn là bệnh do các ống xung quanh hậu môn sưng lên do đường rò, lỗ rò bên trong hoặc bên ngoài tạo thành. Phần lớn các lỗ rò do áp xe hậu môn phát triển lên. 

Rò hậu môn
  • Lỗ rò bên trong: Thường là một lỗ, dưới trực tràng hoặc ống hậu môn
  • Lỗ rò bên ngoài: Có thể 1 hoặc nhiều lỗ, ở trên da hậu môn

Triệu chứng điển hình của rò hậu môn là lỗ rò có mủ hoặc mủ lẫn máu, gây đau nhức vị trí lỗ rò. Biện pháp điều trị chính là phẫu thuật kèm thuốc kháng sinh như giảm đau, chống viêm…

4. Áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn là tình trạng đau đớn do mưng mủ ở gần khu vực hậu môn. Hầu hết áp xe hậu môn là do hậu quả nhiễm trùng từ các tuyến hậu môn nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do vết nứt hậu môn không điều trị kịp thời, đúng cách. Ngoài ra, bệnh cũng hình thành do tuyến hậu môn bị chặn hoặc nhiễm vi rút, vi khuẩn qua đường tình dục. 

Áp xe hậu môn


Áp xe hậu môn thường xuất hiện với triệu chứng đau nhức thậm chí đau dữ dội khi bệnh nhân ngồi xuống, cử động ruột hoặc ho. Ngoài ra, bệnh cũng dễ nhận biết qua các dấu hiệu khác như: Sưng đỏ, chảy mủ hoặc táo bón…

Áp xe được điều trị bằng dẫn lưu mủ áp xe ra ngoài, tạo lỗ mở kế bên hậu môn để giảm sức ép, thường được gây tê tại chỗ. Với những trường hợp có ổ áp xe lớn, sâu hoặc rộng thì được dẫn lưu dưới gây tê hoặc vùng gây mê.

5 Ngứa hậu môn

Ngứa hậu môn được kết hợp với các triệu chứng tương tự trong, xung quanh hậu môn như đau nhức, nóng rát hậu môn.

Ngứa hậu môn

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như: Bệnh trĩ, táo bón, vết nứt hậu môn, khô da, tiêu chảy, do hóa chất, lạm dụng thuốc nhuận tràng hoặc nhiễm trùng….

Điều trị ngứa hậu môn chủ yếu thuốc kết hợp thay đổi cách ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. 

Ngoài 5 bệnh lý hậu môn trực tràng điển hình trên, các bệnh về hậu môn trực tràng như: viêm ống hậu môn, hẹp hậu môn, dị vật hậu môn… khác cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc.

Cách phòng tránh bệnh hậu môn trực tràng

  • Có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý: Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước...
  • Tăng cường vận động, tập thể dục đều đặn mỗi ngày
  • Ngủ nghỉ hợp lý, tránh thức khuya, căng thẳng...
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 

Trên đây là nội dung chi tiết 5 bệnh lý hậu môn trực tràng kèm cách điều trị, phòng tránh hiệu quả. Bạn đọc nên tham khảo!