Bệnh trĩ nội ăn gì tốt? Nên ăn trái cây gì?

Bệnh trĩ nội ăn gì tốt? Nên ăn loại trái cây gì? Là những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của bệnh nhân bị trĩ nội. Bên cạnh việc điều trị, ăn uống đúng cách còn giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh trĩ nội. Nội dung dưới đây là những thông tin giúp bạn biết được thực phẩm nên ăn khi bị trĩ nội.

Trĩ nội nên ăn gì để giảm triệu chứng bệnh?

Bệnh trĩ nội ăn gì tốt? Có nhiều tác nhân hình thành bệnh trĩ, trong đó, táo bón lâu ngày được cho là yếu tố gây bệnh phổ biến nhất. Vì vậy, để giúp triệu chứng bệnh trĩ nội giảm triệu chứng, cần xây dựng một chế độ ăn uống đúng cách.

  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể

Nên uống đủ 1.5 – 2 lít nước/ngày để quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra bình thường. Ngoài nước lọc, mọi người nên bổ sung nước ép trái cây, nước rau củ... Bổ sung vitamin, bôi trơn đường tiêu hóa...

  • Thực phẩm giàu chất xơ

Ngũ cốc xay, cà rốt, đậu phụ, quả mơ, súp lơ, dâu tây, cam, quýt... Chất xơ dự trữ nước trong đường ruột, giúp chất thải được mềm và bở. Bệnh nhân cảm thấy đại tiện dễ chịu hơn.

Thực phẩm giàu chất xơ
  • Thực phẩm có tính nhuận tràng

Rau xanh, trái cây tươi, đặc biệt là chuối... giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, thức ăn được hấp thu và đào thải dễ dàng.

  • Thức ăn giàu chất sắt

Cá ngừ, gan gà, cua hấp, mận, mơ khô, nho hạt, hướng dương, hạnh nhân, hạt điều... Rau bó xôi, khoai tây luộc, dưa đỏ, vừng, mộc nhĩ đen, rau cần... 

  • Thức ăn chứa nhiều magie

Yến mạch, cá bơn, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, nho khô không hạt, quả bơ... Nhóm thức ăn này chứa hàm lượng magie cao, có tác dụng nhuận tràng, hạn chế táo bón.

Bệnh trĩ ăn trái cây gì giúp nhuận tràng?

Bệnh trĩ nội ăn gì tốt nhất? Trái cây được đánh giá là nhóm thực phẩm đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân mắc bệnh lý này. Dưới đây là những loại trái cây có khả năng làm giảm tổn thương mạch máu, hỗ trợ giảm triệu chứng khó đại tiện, đau rát hậu môn,... do trĩ nội gây ra.

  • Việt quất

Việt quất chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, có khả năng kích thích nhu động ruột, giảm chứng khó tiêu, táo bón, đau rát khi đại tiện, giảm áp lực lên tĩnh mạch ở thành hậu môn, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.

  • Đu đủ

Đu đủ có khả năng thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, có tác dụng giảm viêm, cải thiện cơn đau do búi trĩ gây ra. Bổ sung đu đủ 2 – 3 lần/tuần nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, cải thiện viêm, đau rát do trĩ gây ra.

Bơ là trái cây dễ tiêu hóa và hấp thu, nâng cao sức khỏe và khả năng miễn dịch. Vì vậy, bơ được bổ sung vào chế độ ăn của bệnh nhân gặp vấn đề về tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh trĩ, hội chứng ruột kích thích...

  • Chuối

Chất xơ, vitamin trong chuối có khả năng thúc đẩy hoạt động của đường ruột, hạn chế đầy bụng, khó tiêu, làm mềm phân và đào thải phân dễ dàng...

Hơn nữa, chuối chứa thành phần chống oxy hóa, phục hồi tế bào bị tổn thương, tăng sức bền thành mạch...

Chuối
  • Nước ép lựu

Lựu chứa hàm lượng chất oxy hóa cao, có khả năng bảo vệ tế bào, giảm viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng, cải thiện tình trạng sung huyết, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể,...

  • Dừa

Nước dừa trung hòa axit trong dạ dày, kích thích nhu động ruột, thanh lọc, giải độc cơ thể, hạn chế chứng táo bón, đầy hơi... 

Lưu ý: Nước dừa có thể gây hạ huyết áp, bệnh nhân trĩ chỉ nên sử dụng khoảng 200ml/ngày, chỉ uống sau khi ăn no.

  • Dưa hấu

Dưa hấu chứa nhiều vitamin, khoáng chất... Có khả năng kích thích tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột. Giảm chứng táo bón, đầy hơi, khó tiêu, đau rát khi đại tiện...

  • Táo

Vitamin B trong táo có khả năng duy trì số lượng hồng cầu trong máu, ổn định hoạt động hệ tuần hoàn. Hạn chế tình trạng ứ huyết tại trực tràng và hậu môn.

  • Anh đào

Polyphenol trong quả anh đào có khả năng giảm viêm mạnh. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C, A dồi dào trong quả anh đào còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, ổn định chức năng tiêu hóa, giảm táo bón...

Bệnh trĩ có nên ăn rau muống không?

Ngoài việc thắc mắc bệnh trĩ nội ăn gì tốt nhất? Mọi người còn băn khoăn bệnh trĩ nội có nên ăn rau muống không? Rau muống là món ăn quen thuộc với người dân Việt Nam vì độ an toàn, lành tính, tiết kiệm chi phí...

1. Những lợi ích của rau muống với bệnh nhân trĩ nội

Rau muống chứa hoạt chất kháng khuẩn, giúp tiêu viêm, trị mụn nhọt, hạn chế cảm giác đau nhức, sưng tấy do trĩ gây ra. 

Rau muống chứa nhiều chất xơ, giúp nhuận tràng, tốt cho đường tiêu hóa, hạn chế chứng táo bón...

Đối với bệnh nhân trĩ nặng, đại tiện ra máu thường xuyên nên ăn rau muống. Vì rau muống chúa hàm lượng chất sắt dồi dào. Là nguồn cung cấp khoáng chất quan trọng trong quá trình hình thành huyết sắc tố, tạo nên tế bào máu đỏ cho cơ thể...

2. Những khuyến cáo khi sử dụng rau muống

Rau muống chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh trĩ nội ở giai đoạn nhẹ. Nếu trường hợp bệnh nặng, trĩ nội độ 3, độ 4, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn... Cần can thiệp thủ thuật ngoại khoa cắt bỏ búi trĩ.

Bệnh trĩ có nên ăn rau muống không?

Ngoài ra, vì thuộc mẹo dân gian, tùy cơ địa bệnh nhân, có người áp dụng giảm triệu chứng, có người bệnh trĩ nội nặng thêm.

3. Những đối tượng không nên ăn rau muống

Không phải ai cũng có thể sử dụng rau muống để chữa bệnh trĩ. Để điều trị an toàn, hiệu quả, người bệnh cần chú ý một số lời khuyên sau:

  • Không ăn khi tiêu chảy

Rau muống được trồng ở ao, hồ, chứa nhiều ký sinh trùng bám vào. Chúng có thể gây ra chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng... làm tiêu chảy kéo dài. 

Nguy hiểm hơn, ký sinh trùng đi vào máu, di chuyển khắp cơ thể, gây ra bệnh mãn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy thận...

  • Không ăn khi đau nhức xương khớp

Theo đông y, rau muống tính phong, không tốt cho người đau nhức, mỏi xương khớp... 

  • Bệnh nhân suy thận

Vì rau muống chứa hàm lượng muối khoáng cao, kali cao,... không tốt cho bệnh nhân bị thận.

  • Có vết thương trên cơ thể

Không ăn rau muống khi cơ thể có vết thương hở, vì chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.

Như vậy, bệnh trĩ nội ăn gì tốt nhất, nên ăn trái cây gì, nên ăn rau muống không đã có câu trả lời. Khi phát hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào của bệnh trĩ, tốt nhất người bệnh nên chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn và điều trị kịp thời.


Các tìm kiếm liên quan đến bệnh trĩ nội ăn gì tốt

Bệnh trĩ kiêng ăn rau gì

Thực đơn hàng ngày cho người bệnh trĩ

Mổ trĩ xong nên ăn trái cây gì

Cách chữa bệnh trĩ

Bệnh trĩ có kiêng quan hệ không

Bệnh trĩ nên an uống như the nào

Ăn như trĩ là gì

Bệnh trĩ có an được rau ngót không

Trĩ nội độ 1 nên ăn gì

Ăn gì cầm máu bệnh trĩ