4 triệu chứng trĩ hỗn hợp và cách điều trị phổ biến

Triệu chứng trĩ hỗn hợp là sự liên kết giữa búi trĩ nội và trĩ ngoại nên gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau đớn, chảy máu khi đại tiện, sưng hậu môn... Tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh trĩ hỗn hợp và những thông tin liên quan để giúp bệnh nhân hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực từ căn bệnh thuộc khu vực hậu môn trực tràng này.

Các triệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp

Triệu chứng trĩ hỗn hợp nhận biết bằng cách nào? Trĩ hỗn hợp có thể điều trị khỏi nhưng quan trọng nhất là người bệnh cần phát hiện và thăm khám kịp thời. Để làm được điều đó, bệnh nhân cần chú ý tới triệu chứng của bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình:

  • Đại tiện ra máu

Với bệnh nhân mắc bệnh trĩ hỗn hợp thì tình trạng đại tiện ra máu thường khá nặng. Càng để lâu không điều trị thì hiện tượng ra máu càng nguy hiểm hơn.

Đại tiện ra máu
  • Trĩ sa ở cửa hậu môn

Búi trĩ ban đầu có màu đỏ tươi và mềm. Khi búi trĩ sa nhiều, búi trĩ chuyển màu sẫm và tím hơn. Kéo theo đó là cảm giác bề mặt búi trĩ thô, dễ bị trầy xước.

  • Chảy dịch nhầy ở hậu môn

Do ống hậu môn – trực tràng bị tổn thương khi mọc trĩ nên dần dần gây ra tình trạng chảy dịch nhầy. Bệnh càng nặng thì dịch nhầy càng nghiêm trọng.

  • Đau ngứa quanh hậu môn

Đau đớn do hậu môn sưng loét hoặc bị chảy máu, nứt ra gây khó chịu. Hiện tượng ngứa thường do chảy dịch nhiều kích ứng da nên tạo thành cơn ngứa. Vệ sinh cẩn thận thì đỡ hơn.

Cách phân loại bệnh trĩ hỗn hợp 

Thực tế, triệu chứng trĩ hỗn hợp có sự khác biệt tùy theo từng cấp độ. Có thể dựa vào các cấp độ bệnh mà nhận biết rõ các triệu chứng của bệnh, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả.

1. Trĩ hỗn hợp dạng nhẹ

Trĩ hỗn hợp dạng nhẹ là trường hợp mắc bệnh trĩ cấp độ 1 và cấp độ 2. Cấp độ 1 là thời kỳ rất nhẹ, chưa bị sa trĩ nên người bệnh không thấy có triệu chứng trĩ sa ở cửa hậu môn.

Triệu chứng đại tiện ra máu giai đoạn này không ảnh hưởng nhiều sức khỏe bệnh nhân. Thậm chí, lượng máu rất ít và có thể lẫn vào phân nên đa số người bệnh không phát hiện ra.

Trĩ hỗn hợp độ 2 tuy cũng là dạng nhẹ nhưng triệu chứng đã nặng hơn nhiều. Búi trĩ sa xuống nhưng sau đó tự co lên được.

Cảm giác vướng víu khi đại tiện dần rõ hơn, người bệnh dễ bị chảy dịch nhầy quanh hậu môn. Bắt đầu từ cấp độ 2 bệnh trĩ có thể xuất hiện triệu chứng đau và ngứa hậu môn.

2. Trĩ hỗn hợp dạng nặng

Đây là những cấp độ mà búi trĩ đã sa nặng nề, không tự co lại được nữa. Ở cấp độ 3, bệnh trĩ hỗn hợp đã xuất hiện triệu chứng sa nặng nề.

Búi trĩ ngoại và trĩ nội đều có hiện tượng sa xuống và có xu hướng kết hợp tạo thành búi trĩ hỗn hợp. Búi trĩ sa này không thể tự co lên được. Cần có ngoại lực tác động như dùng tay đẩy lên. Kèm theo đó là tình trạng đại tiện ra máu nặng nề, máu chảy thành giọt, dịch nhầy ra liên tục.

Trĩ hỗn hợp nặng, người bệnh đã xuất hiện cơn đau và ngứa. Ngứa do dịch nhầy xuất hiện. Cơn đau do búi trĩ bị tổn thương nặng, gây chảy máu. 

Trĩ hỗn hợp cấp độ 4 là giai đoạn cuối cùng của bệnh. Dù có dùng tay đẩy nhưng chưa chắc đã giữ được búi trĩ nằm trong ống hậu môn. Ra máu khi đại tiện cực nặng nề, máu có thể chảy thành dòng, phun thành tia... Thậm chí còn xuất hiện biến chứng viêm nhiễm, áp xe, rò hậu môn...

Phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh. Bác sĩ khuyến cáo nếu bị trĩ hỗn hợp nặng, cần phải điều trị bằng phương pháp ngoại khoa nhằm phục hồi hậu môn nhanh chóng nhất. Vì bệnh nặng nên ở giai đoạn này, tỷ lệ biến chứng là cực kỳ cao. Việc điều trị càng sớm càng tốt.

Những tác hại của bệnh trĩ hỗn hợp

Triệu chứng trĩ hỗn hợp so với các loại trĩ khác thì mức độ nguy hiểm cao hơn. Do có sự liên kết giữa các búi trĩ nội và búi trĩ ngoại. Không phát hiện sớm hoặc điều trị không đúng cách có thể khiến bạn có nguy cơ gặp phải biến chứng như:

Nghẹt búi trĩ
  • Thiếu máu: Nếu bệnh trĩ hỗn hợp gây chảy máu nặng, bạn có thể bắt đầu bị thiếu máu. Tình trạng này có thể dẫn tới mệt mỏi, kiệt sức, chóng mặt, mất tập trung...
  • Bội nhiễm, viêm loét hậu môn: Búi trĩ thường xuyên tiết dịch cộng thêm chảy máu liên tục là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Chúng tấn công hậu môn gây bội nhiễm, lở loét, thậm chí nhiễm trùng máu.
  • Sa nghẹt, hoại tử trĩ: Tĩnh mạch ở hậu môn có thể bị cơ vòng chèn ép khiến lượng máu được động mạch bơm vào búi trĩ không thể lưu thông ngược ra ngoài. Dần dần, búi trĩ ngày một sưng to, phù nề, xuất hiện các cục máu đông. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn tới hoại tử.
  • Viêm nhiễm phụ khoa: Đây là biến chứng của bệnh trĩ hỗn hợp, thường xảy ra ở nữ giới. Do vị trí lỗ niệu đạo và hậu môn của người phụ nữ gần nhau nên dịch nhầy chứa vi khuẩn có thể lây lan từ hậu môn sang vùng kín khiến chị em bị viêm nhiễm phụ khoa.

Kết luận: Qua những biến chứng như vậy, người bệnh thực sự cần phải điều trị trĩ hỗn hợp càng sớm càng tốt. Nếu không khắc phục kịp thời sẽ xảy ra những ảnh hưởng cho sức khỏe bệnh nhân.

Các cách điều trị bệnh trĩ hỗn hợp phổ biến

Thông qua nhận biết sớm các triệu chứng trĩ hỗn hợp giúp người bệnh chủ động hơn trong việc điều trị. Từ đó tránh được những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng sức khỏe. Dưới đây là những phương pháp điều trị hiệu quả.

1. Điều trị trĩ hỗn hợp bằng thuốc nam

Quả sung: Dùng khoảng 10 quả sung nấu nước để xông hậu môn. Mỗi ngày xông 1 lần, kiên trì trong nửa tháng sẽ thấy hết ngứa, chảy máu và co búi trĩ.

Tỏi: Nướng 1 củ tỏi, sau đó xay nhuyễn với hoàng liên rồi vo thành từng viên nhỏ. Mỗi ngày uống 2-3 viên, kiên trì 10 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Ngư tinh thảo: Ăn sống ngư tinh thảo (rau diếp cá) kết hợp đắp rau diếp lên búi trĩ. Áp dụng liên tục 1 tháng, 10 người đỡ cả 10.

2. Điều trị bệnh trĩ hỗn hợp bằng thuốc tây

  • Thuốc tăng trương tĩnh mạch, làm bền vững thành mạch
  • Thuốc chống viêm, nhuận tràng, giảm đau trong trường hợp phù nề, tắc mạch.
  • Thuốc dùng tại chỗ: thuốc đạn Avenoc, thuốc mỡ Proctolog, kem titanoreine,...

3. Chữa trĩ hỗn hợp bằng phương pháp ngoại khoa

Một phương pháp ngoại khoa điều trị bệnh trĩ hỗn hợp hiệu quả được Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng áp dụng là đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.

Phương pháp HCPT

Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp truyền thống: hạn chế đau đớn và chảy máu, không ảnh hưởng tế bào lành tính lân cận, tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp, thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, thanh lọc, tiêu viêm, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y...

Với 4 triệu chứng trĩ hỗn hợp, người bệnh đã có thể chủ động trong việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp miễn phí. 


Các tìm kiếm liên quan đến triệu chứng trĩ hỗn hợp

Phương pháp điều trị trĩ hỗn hợp

Phẫu thuật trĩ hỗn hợp

Chữa bệnh trĩ hỗn hợp tại nhà

Trĩ hỗn hợp tắc mạch

Trĩ hỗn hợp độ 4

Chữa trĩ hỗn hợp độ 3

Thuốc điều trị trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp có nên phẫu thuật