Bệnh trĩ hỗn hợp độ 2 và những thông tin cần ghi nhớ

Trĩ hỗn hợp độ 2 được coi là giai đoạn đầu của bệnh trĩ hỗn hợp. Ở cấp độ 2, bệnh thường xuất hiện các triệu chứng đau, chảy máu khi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm ngứa quanh hậu môn... Vậy trĩ hỗn hợp cấp độ 2 gây ra những biến chứng nguy hiểm gì? Cách điều trị như thế nào cho hiệu quả? Theo dõi nội dung bài viết dưới đây để tìm câu trả lời chính xác.

Nguyên nhân hình thành bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 2

Trĩ hỗn hợp độ 2 là bệnh lý thuộc khu vực hậu môn – trực tràng xuất phát từ nguyên nhân chính là thói quen sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, nguyên nhân chính mắc bệnh trĩ chủ yếu do:

Uống ít nước
  • Can thận bị tổn thương, khí huyết không thể lưu thông được và dẫn tới tích tụ lâu ngày tạo thành búi trĩ.
  • Do người bệnh bị viêm đại tràng, táo bón lâu năm, nhiễm trùng hậu môn...
  • Do người bệnh lười vận động hoặc môi trường làm việc ngồi một chỗ quá lâu...
  • Cung cấp không đủ chất xơ cho bữa ăn, uống quá ít nước
  • Do mang thai và sinh con ở phụ nữ, những tháng cuối thai kỳ trọng lượng thai nhi rất lớn sẽ dồn sức nặng xuống xương chậu, hậu môn, tĩnh mạch bị chèn ép quá lớn dẫn tới trĩ.

Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 2

Trĩ hỗn hợp độ 2 là giai đoạn bệnh bắt đầu chuyển biến nặng, người bệnh bị trĩ hỗn hợp cấp độ 2 cũng cảm nhận được sự thay đổi của bệnh. Giai đoạn này, bệnh nhân cảm nhận những triệu chứng khác nhau ở vùng hậu môn.

  • Người bệnh cảm thấy đau đớn quanh hậu môn
  • Chảy máu khi đại tiện
  • Ngứa hậu môn
  • Tiết dịch gây viêm da, người bệnh cảm thấy ngứa, ướt quanh hậu môn...

Bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 2 nguy hiểm không?

Trĩ hỗn hợp độ 2 búi trĩ đã bắt đầu xuất hiện, có dấu hiệu sa xuống nhưng vẫn có thể co trở lại. Tuy là mức độ vừa nhưng sức ảnh hưởng của cấp độ này không hề nhỏ. Cụ thể:

  • Mất máu

Giai đoạn này, người bệnh bị chảy máu khi đại tiện, máu chảy ra ít, chỉ thấy dính ở giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân. Nếu người bệnh không phát hiện kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nặng. Khi đó, máu chảy nhiều hơn, thành từng giọt, thành tia.

  • Đau rát hậu môn, nứt kẽ hậu môn

Khi bị trĩ hỗn hợp cấp độ 2, người bệnh sẽ phải dùng sức nhiều khi đi đại tiện do táo bón lâu ngày. Dẫn tới tình trạng nứt kẽ hậu môn gây đau đớn.

  • Viêm nhiễm hậu môn

Khi bị trĩ hỗn hợp cấp độ 2, hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt vì búi trĩ tiết dịch nhầy. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây viêm nhiễm hậu môn.

Nữ giới còn gặp tình trạng viêm nhiễm âm đạo, ảnh hưởng sinh hoạt vợ chồng, lãnh cảm “chuyện ấy”, suy giảm ham muốn tình dục...

Khuyến cáo: Không chỉ gây ra các biến chứng nguy hiểm trên, trĩ hỗn hợp cấp độ 2 không được điều trị kịp thời sẽ khiến búi trĩ phát triển nhanh chóng. Thậm chí chuyển sang trĩ hỗn hợp độ 3, độ 4 và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác: nghẹt búi trĩ, viêm nhiễm, mất máu, ung thư hậu môn – trực tràng...

Cách điều trị bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 2

Trĩ hỗn hợp độ 2 có thể được loại bỏ hoàn toàn nhờ vào cách điều trị tại nhà kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học... để đẩy lùi bệnh một cách dứt điểm và triệt để.

1. Chữa bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 2 bằng thuốc tây y

Thuốc tây y điều trị bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 2 cho hiệu quả nhanh chóng, giảm triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, hầu hết thuốc tây y đều để lại tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần lắng nghe lời khuyên, sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn,...

Thuốc tây chữa trĩ hỗn hợp độ 2 (Hình ảnh minh họa)
  • Thuốc đạn đặt hậu môn: Đây là loại thuốc phổ biến, được bác sĩ kê đơn đối với bệnh nhân trĩ hỗn hợp. Trong thuốc có chứa thành phần glycerin, bisacodyl hay corticosteroid có tác dụng chống táo bón, kháng viêm, làm co mạch và kích thích nhu động ruột.
  • Thuốc NSAIDs: Bao gồm Naproxen, Ibuprofen... có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, giảm sưng đau búi trĩ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, loại thuốc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ nếu dùng sai cách.
  • Thuốc làm mềm phân: Bệnh nhân trĩ hỗn hợp cấp độ 2 gặp phải tình trạng táo bón sẽ được bác sĩ kê đơn sử dụng loại thuốc này. Tác dụng chính của thuốc là làm chậm quá trình hấp thu nước của ruột, giữ nước trong phân, làm mềm phân để dễ đào thải ra ngoài.
  • Thuốc mỡ bôi hậu môn: Đóng vai trò chính trong việc giảm đau, kháng viêm, giảm ngứa và được bôi trực tiếp lên hậu môn.

2. Điều trị bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 2 bằng thuốc dân gian

Bài thuốc dân gian điều trị bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 2 được áp dụng phổ biến. Đây là bài thuốc có cách thực hiện đơn giản, độ an toàn, lành tính tương đối cao, không gây tác dụng phụ,... Tuy nhiên, chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng, hoàn toàn không có tác dụng trị triệt để.

  • Tỏi: Người bệnh nướng 1 củ tỏi rồi xay nhuyễn cùng hoàng liên. Tiếp đến vo tròn thành từng viên rồi uống mỗi ngày 2 – 3 viên. Duy trì 10 ngày để có tác dụng.
  • Quả sung: Chuẩn bị 10 quả sung nấu nước để xông hậu môn. Mỗi ngày bạn thực hiện 1 lần và duy trì 2 tuần để thấy hiệu quả.
  • Rau diếp cá: Sử dụng lá diếp cá rửa sạch, đun nước xông hậu môn trong 10 ngày để thấy triệu chứng biến chuyển.

Cách phòng tránh bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 2

Để phòng tránh bệnh trĩ hỗn hợp độ 2 tốt nhất, người bệnh nên chú ý đến sinh hoạt điều độ, vừa phải. Có thể dựa vào nguyên nhân mà áp dụng các phương pháp phòng tránh hiệu quả. Cụ thể:

  • Điều chỉnh thói quen vận động của bản thân

Hãy cân bằng vận động bằng cách tiến hành tập thể dục thể thao mỗi ngày. Nếu công việc quá sức thì nên chú ý giảm áp lực công việc. Hoặc có thể thay đổi các tư thế khác nhau để hậu môn có cơ hội co giãn đều đặn.

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống

Người Việt thường ăn uống cân bằng giữa rau và đạm. Tuy nhiên, ngày nay, giới trẻ thường có xu hướng ăn nhiều đồ cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán... Nguy cơ táo bón và nguy cơ trĩ sẽ cao.

  • Đi khám và điều trị bệnh kịp thời

Không chỉ với bệnh trĩ hỗn hợp mà bất cứ bệnh nào cũng đòi hỏi thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. Nếu người bệnh không điều trị hoặc chủ quan không thăm khám, có thể mắc bệnh trĩ mà không hay biết gì.

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết trĩ hỗn hợp độ 2 là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả. Tốt nhất, người bệnh nên chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách điều trị thích hợp.


Các tìm kiếm liên quan đến trĩ hỗn hợp độ 2
Trĩ hỗn hợp tắc mạch
Trĩ hỗn hợp độ 4
Trĩ ngoại
Chữa trĩ hỗn hợp độ 3
Phẫu thuật trĩ hỗn hợp
Chữa bệnh trĩ hỗn hợp tại nhà
Các cấp độ trĩ nội
Mổ trĩ hỗn hợp
Thuốc điều trị trĩ hỗn hợp
Trĩ nội độ 3