Bệnh trĩ ngoại: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng tĩnh mạch ở dưới đường lược phình giãn, ứ huyết, tạo thành cấu trúc dạng búi. Khác trĩ nội, trĩ ngoại hình thành ngoài ống hậu môn nên gây đau rát, ngứa, chảy máu ngay cả trong giai đoạn mới khởi phát. Trĩ ngoại có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc, can thiệp thủ thuật ngoại khoa.

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng phình giãn đám rối tĩnh mạch ở dưới đường lược. Dẫn tới hiện tượng ứ huyết, hình thành búi trĩ. 

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại nhẹ


Trĩ ngoại dễ nhận biết và phát sinh triệu chứng ngay cả giai đoạn mới khởi phát. Búi trĩ hình thành ở hậu môn – trực tràng ảnh hưởng đến đại tiện, sinh hoạt, học tập, làm việc... Trĩ ngoại không nguy hiểm tính mạng nhưng không điều trị, bệnh sẽ tác động tiêu cực đến thể trạng, tâm lý.

Trĩ ngoại được chia thành 4 mức độ:

  • Trĩ ngoại độ 1: Búi trĩ mới hình thành, gây đau, chảy máu khi đại tiện
  • Trĩ ngoại độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn khi rặn, có thể tự co lại mà không cần tay ấn vào.
  • Trĩ ngoại độ 3: Búi trĩ sa khi rặn đại tiện và ngồi xổm nhưng không tự co được, phải dùng tay đẩy vào
  • Trĩ ngoại độ 4: Búi trĩ sa thường xuyên ngay cả khi đi bộ và vận động. Có trường hợp búi trĩ phát triển lớn, không thể co vào ống hậu môn dù đã dùng tay.

Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại thường bị nhầm lẫn với bệnh trĩ nội. Chính vì vậy, nhận biết rõ các triệu chứng trĩ ngoại là cách tốt nhất để bệnh nhân chủ động thăm khám kịp thời, phòng tránh biến chứng nguy hiểm:

  • Đại tiện ra máu. Ban đầu, máu có thể lẫn bên trong phân hoặc chảy nhỏ giọt. Giai đoạn nặng, máu chảy thành tia, mất nhiều thời gian để cầm máu.
  • Hậu môn có cảm giác nặng, vướng víu, đau rát
  • Búi trĩ sa ra ngoài khi đại tiện, khi ngồi xổm hoặc đi bộ. Búi trĩ sa có thể tự co lại khi đứng dậy. Nhưng theo thời gian, mức độ sa nặng hơn, buộc phải dùng tay để đẩy búi trĩ vào bên trong ống hậu môn
  • Giai đoạn nặng, búi trĩ phát triển lớn sa ra ngoài hoàn toàn và không thể thụt vào ống hậu môn – ngay cả khi dùng tay đẩy.
  • Quan sát búi trĩ nhận thấy búi trĩ phồng lên như mẩu thịt thừa, màu đỏ sẫm.
  • Hậu môn ẩm ướt, viêm đỏ, ngứa

Nguyên nhân hình thành bệnh trĩ ngoại 

Cơ chế hình thành bệnh trĩ ngoại là do tăng áp lực ở tĩnh mạch hậu môn – trực tràng trong thời gian dài, dẫn tới hiện tượng phình giãn và ứ huyết. Dưới đây là những tác nhân dẫn tới căn bệnh ở khu vực hậu môn – trực tràng này.

  • Táo bón kéo dài: Táo bón mãn tính là nguyên nhân gây bệnh. 
  • Ngồi nhiều: Tư thế này làm tăng áp lực lên thắt lưng và hậu môn. Dẫn tới vấn đề như thoái hóa cột sống, bệnh trĩ, táo bón...
  • Do chế độ ăn uống: Ăn nhiều chất béo, gia vị, ít chất xơ, ăn uống quá mức, dung nạp cà phê, cồn... gia tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn.
  • Vận động nặng trong thời gian dài: Lao động nặng nhọc hoặc luyện tập quá mức... Những hoạt động này khiến cơ thắt và tĩnh mạch hậu môn bị đè nén quá mức, nguy cơ phình giãn cao.
  • Tác nhân khác: Do yếu tố chủng tộc, di truyền, mắc bệnh chuyển hóa (tiểu đường, gút), ảnh hưởng do mang thai, rối loạn nội tiết...

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ ngoại nguy hiểm như thế nào? Trĩ ngoại tương đối lành tính, ít gây ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo thời gian, búi trĩ có thể phát triển với kích thước lớn, dẫn tới biến chứng:

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?
  • Trĩ ngoại tắc mạch: Biến chứng này xảy ra khi mạch máu trong búi trĩ bị vỡ, chảy máu, hình thành cục máu đông. Máu đông cản trở quá trình tuần hoàn khiến búi trĩ viêm, sưng, phù nề, đau dữ dội...
  • Thiếu máu mãn tính: Mức độ và tần suất sa búi trĩ ngoại thường xuyên hơn trĩ nội. Chảy máu búi trĩ kéo dài không chỉ gây đau đớn, còn dẫn tới thiếu máu mãn tính.
  • Nghẹt búi trĩ: Búi trĩ sa ra ngoài lâu ngày có thể khiến cơ thắt hậu môn co thắt mạnh, gây nghẽn mạch máu, phù nề, đau đớn.
  • Hoại tử búi trĩ: Là biến chứng do nghẹt búi trĩ và trĩ ngoại tắc mạch không được điều trị triệt để. Búi trĩ hoại tử thường gây đau dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe.

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại 

Trước khi can thiệp điều trị bệnh trĩ ngoại, bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn biện pháp chữa trị thích hợp. Dưới đây là một số biện pháp điều trị được áp dụng phổ biến.

1. Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà 

Trường hợp trĩ ngoại độ 1, bệnh mới hình thành, các triệu chứng mới phát sinh ở mức độ nhẹ... người bệnh có thể cải thiện một số mẹo tại nhà.

  • Chườm lạnh: Chườm lạnh lên hậu môn 5 – 10 phút sẽ giảm sưng, viêm, đau rát hậu môn.
  • Ngâm nước ấm: Làm giãn không gian trong ống hậu môn, làm mềm niêm mạc, giúp phân dễ dàng thoát ra ngoài.
  • Lá diếp cá: Hợp chất chống oxy hóa trong lá diếp cá bảo vệ và tăng độ bền tĩnh mạch, kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm...

2. Cách làm co búi trĩ ngoại với thuốc tây y

Thuốc tây y được chỉ định trong trường hợp bệnh đã phát sinh các triệu chứng lâm sàng như đau rát, khó chịu hậu môn, chảy máu... Các loại thuốc khắc phục trĩ ngoại như:

  • Thuốc điều hòa nhu động ruột: Trường hợp táo bón, làm mềm phân, kích thích nhu động ruột, giúp phân thoát ra dễ dàng. Trường hợp tiêu chảy, làm chậm nhu động ruột, giảm tần suất đại tiện,...
  • Thuốc chống viêm: Hạn chế tình trạng viêm búi trĩ, giảm đau rát hậu môn
  • Thuốc mỡ, thuốc đạn: Thuốc bôi trĩ ngoại có tác dụng làm dịu búi trĩ, giảm viêm, trơn ống hậu môn, giúp phân dễ dàng thoát ra ngoài.
  • Thuốc làm bền thành mạch: Tăng trương lực tĩnh mạch, giảm tính thấm mao mạch, hạn chế tình trạng ứ huyết.

Khuyến cáo: Hầu hết thuốc tây y điều trị bệnh trĩ mang lại hiệu quả nhanh nhưng không trị dứt điểm. Nhất là trường hợp trĩ ngoại. Thuốc chỉ giúp giảm triệu chứng trong thời gian ngắn, sau đó tái phát trở lại. Xét về lâu về dài, tây y không hẳn là lựa chọn tối ưu để xử lý bệnh trĩ.

3. Cách trị dứt điểm trĩ ngoại bằng ngoại khoa

Nếu bệnh trĩ ngoại đã chuyển sang giai đoạn mãn tính lâu năm. Việc dùng thuốc tây không còn tác dụng, tốt nhất người bệnh nên chuyển hướng điều trị khác để có kết quả khả quan.

Hiện nay, Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng điều trị trĩ ngoại theo phương pháp: đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II

Cắt trĩ ngoại bằng phương pháp HCPT


Ưu điểm:

  • Hạn chế đau đớn và chảy máu
  • Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nên vùng tổn thương nhỏ, vết thương nhanh lành
  • Tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp
  • Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y, thanh lọc cơ thể, tiêu viêm...

Bệnh trĩ ngoại tương đối lành tính, không gây ra biến chứng nguy hại tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây trở ngại tới sinh hoạt, cuộc sống và hàng loạt biến chứng nặng nề khác. Nếu phát hiện bất cứ triệu chứng nào bất thường, liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và giải đáp miễn phí.


Các tìm kiếm liên quan đến bệnh trĩ ngoại

Nguyên nhân bị trĩ ngoại

Trĩ ngoại độ 2

Trĩ ngoại độ 4