Bệnh trĩ nội có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh trĩ nội có lây không? Lây qua đường nào? Là thắc mắc nhận được rất nhiều sự quan tâm của bệnh nhân. Bệnh trĩ nói chung, trĩ nội nói riêng không có khả năng lây nhiễm do cơ chế bệnh không có sự tham gia của virus, nấm hay vi khuẩn... Tuy nhiên, bệnh có thể khởi phát do thói quen xấu như nhịn đại tiện, uống ít nước, chế độ ăn uống ít chất xơ, lười vận động...

Tìm hiểu bệnh trĩ nội có lây không?

Bệnh trĩ nội có lây không là câu hỏi nhiều bệnh nhân bị trĩ nội quan tâm. Bệnh trĩ nói chung, trĩ nội nói riêng là căn bệnh khá phổ biến, chiếm 50% - 66% các bệnh lý hậu môn – trực tràng. Trong đó, tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới.

Hình ảnh bệnh trĩ


Bệnh trĩ nói chung, trĩ nội nói riêng hình thành do các yếu tố khách quan tác động vào cơ thể trong thời gian dài gây ra. Vì vậy, bệnh nhân mắc bệnh trĩ cùng ăn cơm chung, sinh hoạt chung, đồ dùng chung, mặc quần áo chung... với các thành viên khác trong gia đình chắc chắn sẽ không lây lan bệnh trĩ. 

Bệnh trĩ nội lây qua con đường nào?

Như vậy, bệnh trĩ nội có lây không đã có câu trả lời. Vậy bệnh trĩ nội lây qua con đường nào? Dưới đây là các tác nhân hình thành bệnh trĩ, nắm rõ tác nhân để có biện pháp điều trị thích hợp.

  • Táo bón

Táo bón là tình trạng các khối phân trong ruột bị mất nước, khiến chúng trở nên to và khô cứng. Mỗi khi bệnh nhân đi đại tiện sẽ phải cố gắng rặn thật mạnh để đẩy chúng ra ngoài. Vì vậy, tĩnh mạch tại hậu môn sẽ phải căng giãn nhiều lần. Lâu dần không đàn hồi lại được và hình thành búi trĩ.

  • Người thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ

Những đối tượng làm việc tại văn phòng, lái xe, nhân viên bán hàng... là đối tượng dễ mắc bệnh trĩ nhất. Do việc cố định một tư thế quá lâu khiến áp lực xuống hậu môn, khiến đám rối tĩnh mạch sa xuống, hình thành bệnh trĩ. 

Ngoài ra, người thường xuyên lao động nặng nhọc rất dễ mắc phải bệnh trĩ.

  • Phụ nữ mang thai

Sự gia tăng kích thước búi trĩ của tử cung để phù hợp với quá trình phát triển của thai nhi sẽ chèn ép tới bàng quang, trực tràng, hậu môn. Vì vậy, đa số phụ nữ mang thai đều gặp tình trạng buồn đi tiểu nhiều lần trong ngày, dễ bị táo bón, trĩ...

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Sử dụng ít thực phẩm chứa chất xơ, uống ít nước... Đồng thời, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu hoặc sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, chất cấm... đều khiến bạn mắc bệnh trĩ.

  • Chế độ sinh hoạt không phù hợp

Thức khuya, dậy sớm, lười tập thể dục thể thao... cũng là tác nhân dẫn tới bệnh trĩ mà nhiều bệnh nhân mắc phải.

  • Do tuổi tác

Tuổi càng cao, hệ tiêu hóa hoạt động càng kém hiệu quả. Đồng thời, do sức khỏe ngày một suy giảm, nên nhiều người già trở nên lười vận động. Từ đó hình thành bệnh trĩ.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ nội hiệu quả và đơn giản

Ngoài việc quan tâm bệnh trĩ nội có lây không, người bệnh còn quan tâm tới cách phòng ngừa căn bệnh hậu môn – trực tràng này như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Mặc dù trĩ là bệnh lành tính, ít gây hại tới sức khỏe. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh lý này có thể tác động tiêu cực đến tâm lý, chất lượng cuộc sống... Người bệnh nên chủ động phòng ngừa với biện pháp đơn giản sau.

1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ ăn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hậu môn – trực tràng. Chế độ dinh dưỡng ít chất xơ, nhiều thực phẩm giàu đạm, gia vị, dầu mỡ... là nguyên nhân dẫn tới táo bón mãn tính, tăng nguy cơ bị trĩ.

Có đến 80% trường hợp bệnh nhân bị trĩ mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa như mót rặn, tiêu chảy, táo bón... Vì vậy, để giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ và vấn đề tiêu hóa. Người bệnh hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học theo nguyên tắc:

Ăn nhiều chất xơ phòng bệnh trĩ nội hiệu quả
  • Giảm lượng chất béo, đạm và gia vị trong chế độ ăn. Thay vào đó nên tăng cường nhóm thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất và vitamin như rau xanh, củ, trái cây,...
  • Uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Ngoài tác dụng cân bằng điện giải, nước còn có chức năng duy trì một lượng chất lỏng bên trong đường ruột, giúp phân mềm và dễ đào thải ra bên ngoài.
  • Nếu thường xuyên bị táo bón, nên tập trung bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng làm mềm phân như rau mồng tơi, rau dền, đậu bắp, dầu ô liu, cá hồi, bơ, khoai lang,...
  • Hạn chế các thức uống có tính háo nước và dễ gây táo bón như nước ngọt có gas, cà phê, trà đặc, rượu bia và các loại đồ uống chứa cồn khác.
  • Nên ưu tiên dùng thực phẩm tươi và sạch. Các thực phẩm đóng gói sẵn thường chứa nhiều gia vị, dầu mỡ và chất bảo quản, có thể gây ra chứng táo bón và làm tăng nguy cơ bị trĩ.
  • Nên ăn chậm nhai kỹ và chỉ ăn đủ no. Ăn uống quá mức có thể gây áp lực lên toàn bộ hệ thống tiêu hóa, khiến cân nặng tăng nhanh và dẫn đến béo phì.

2. Thay đổi thói quen sinh hoạt xấu

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bệnh trĩ có thể khởi phát do chế độ sinh hoạt bừa bãi, thiếu khoa học. Để hạn chế mắc bệnh trĩ và các vấn đề ở đường tiêu hóa, người bệnh điều chỉnh một số thói quen:

  • Hạn chế hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích. Những thói quen này có thể dẫn tới tổn thương mạch máu, khiến tĩnh mạch có nguy cơ phình giãn khi có yếu tố tác động.
  • Tránh lao động nặng, hạn chế tư thế gây áp lực lên tĩnh mạch trực tràng như ngồi xổm, mang vác vật nặng, cồng kềnh, ngồi quá lâu...
  • Đối với những người làm công việc văn phòng, nên đi lại sau 2 giờ làm việc để giảm mức độ chèn ép lên hậu môn.
  • Tập thói quen đại tiện theo giờ và đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu. Nhịn đi đại tiện có thể khiến phân khô cứng, dẫn tới táo bón, tổn thương tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng.
  • Vận động thường xuyên giúp ổn định cân nặng, hạn chế tụ máu ở tĩnh mạch trực tràng và điều hòa nhu động ruột. Vì vậy, người bệnh nên tập thể dục ít nhất 3 buổi/tuần để phòng tránh bệnh trĩ cũng như vấn đề tiêu hóa.

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết bệnh trĩ nội có lây không? Lây qua đường nào? Cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả? Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu hơn về tính chất của bệnh và chủ động trong việc ngăn ngừa bệnh phát triển.


Các tìm kiếm liên quan đến bệnh trĩ nội có lây không

Bệnh trĩ có nguy hiểm không

Bệnh trĩ có kiêng quan hệ không

Cách chữa bệnh trĩ

Bệnh trĩ có di truyền không

Bệnh trĩ la gì