Bệnh trĩ nội độ 2: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ nội độ 2 xảy ra khi búi trĩ gia tăng kích thước và sa xuống ống hậu môn. Trĩ nội cấp độ 2 thường gây nóng rát, khó chịu, ngứa, chảy máu khi đại tiện... Nếu không thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang mức độ nặng là cấp độ 3, 4. Từ đó dẫn tới nhiều biến chứng nặng nề. 

Bệnh trĩ nội độ 2 và triệu chứng nhận biết

Bệnh trĩ nội độ 2 là gì? Trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch nằm trên đường lược bị tổn thương. Dẫn tới hiện tượng phình giãn, ứ đọng máu, tạo thành cấu trúc dạng búi. Dựa vào mức độ tổn thương, bệnh được chia thành 4 cấp độ.

Hình ảnh trĩ nội độ 2

Đối với trĩ nội cấp độ 2, búi trĩ gia tăng kích thước, có xu hướng thập thò ở ống hậu môn. Khi trực tràng hậu môn gặp áp lực như: rặn mạnh khi đại tiện, búi trĩ có thể lòi hẳn ra ngoài.

Tuy nhiên, giai đoạn này, búi trĩ nhỏ, có thể tự thụt vào bên trong mà không cần dùng tay. Ngoài ra, bệnh còn gây ra triệu chứng:

  • Đại tiện ra máu
  • Nóng rát hậu môn
  • Hậu môn ẩm ướt, ngứa, khó chịu

Bệnh trĩ nội độ 2 nguy hiểm như thế nào?

Bệnh trĩ nội độ 2 nguy hiểm như thế nào? Không trực tiếp nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, khó khăn khi sinh hoạt, tác động tiêu cực tới tâm lý.

Chủ quan, lơ là hoặc khắc phục không đúng cách, bệnh có thể dẫn tới biến chứng:

  • Sa trĩ tắc mạch
  • Thiếu máu mãn tính
  • Rối loạn chức năng cơ thắt hậu môn
  • Nghẹt búi trĩ
  • Nhiễm khuẩn búi trĩ.

Trĩ nội độ 2 có tự khỏi được không?

Bệnh trĩ nội độ 2 không thể tự khỏi. Đây là điều bệnh nhân nên ghi nhớ. Chính vì vậy, cần chủ động trong việc điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là các phương pháp điều trị trĩ nội cấp độ 2 phổ biến, bệnh nhân nên tham khảo.

1. Chữa trĩ nội độ 2 tại nhà bằng chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng tác động trực tiếp tới hệ tiêu hóa nói chung, khu vực hậu môn – trực tràng nói riêng. Thay đổi chế độ ăn uống có thể làm giảm áp lực lên búi trĩ, hạn chế tình trạng chảy máu sau đại tiện, làm chậm tiến trình phát triển của bệnh trĩ nội.

Tránh sử dụng gia vị cay nóng
  • Tăng hàm lượng chất xơ, nước, vitamin, đồng thời giảm lượng đạm trong chế độ dinh dưỡng
  • Nên ăn chậm nhai kỹ để cơ quan tiêu hóa vận động tốt, hạn chế giảm nhu động ruột, táo bón
  • Bổ sung thực phẩm chứa probiotic nhằm điều hòa hoạt động đường ruột, cải thiện chứng táo bón...
  • Bổ sung một số loại thực phẩm có tính kháng khuẩn, chống oxy như: thì là, nghệ, gừng, hoa hòe, lá diếp cá,... Tác dụng: tăng độ bền mạch máu, hạn chế sự gia tăng kích thước búi trĩ, phòng tránh viêm nhiễm...
  • Tránh sử dụng gia vị cay nóng, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn... Hạn chế cà phê, trà đặc, đồ uống chứa cồn...
  • Cung cấp cho cơ thể 2, 2.5 lít nước/ngày. Tác dụng: tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa...

2. Chữa bệnh trĩ nội bằng thảo dược tự nhiên

Ngoài việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, người bệnh trĩ nội độ 2 có thể cải thiện triệu chứng bệnh bằng các loại thảo dược tự nhiên dưới đây:

  • Sử dụng nha đam: Nha đam tính mát, dưỡng ẩm, tiêu viêm, kháng khuẩn... Cách thực hiện: Thoa 1 ít gel nha đam lên vùng da xung quanh hậu môn 2 – 3 lần/ngày.
  • Rau diếp cá: Các loại thảo dược trong rau diếp cá có tác dụng hỗ trợ làm bền mạch máu, làm chậm quá trình phình giãn tĩnh mạch... Cách thực hiện: Giã nát lá diếp cá. Sau đó chườm đắp lên vùng hậu môn để giảm chứng đau rát và làm co búi trĩ.
  • Dầu dừa: Dầu dừa chứa nhiều axit béo, chất chống oxy hóa, dưỡng ẩm, giảm viêm,... Cách thực hiện: Thoa dầu dừa lên hậu môn 3 – 4 lần/ngày để giảm ngứa, hạn chế sự gia tăng kích thước búi trĩ.
  • Ngâm rửa hậu môn với lá trầu không: Lá trầu không có đặc tính kháng sinh mạnh, chống viêm, giảm ngứa. Ngâm rửa hậu môn với lá trầu không khi đại tiện có tác dụng cầm máu, giảm ngứa, hỗ trợ co búi trĩ. Để đạt hiệu quả cao, nên sử dụng đều đặn 2 – 3 lần/ngày.

3. Thuốc trị trĩ nội độ 2 từ tây y

Giai đoạn 1 và giai đoạn 2, việc điều trị bệnh trĩ nội chủ yếu là sử dụng thuốc bôi và thuốc uống. Các loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh là:

  • Thuốc bôi sát trùng, làm dịu: Các loại thuốc chứa Kẽm oxit, Panthenol, Vitamin E,... thường được sử dụng để giảm hiện tượng sưng nóng, viêm đỏ và ngứa ngáy ở vùng hậu môn. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng sát trùng và hạn chế viêm nhiễm búi trĩ.
  • Thuốc chứa hydrocortisone: Hydrocortisone có tác dụng chống viêm, giảm phù nề và ngứa ngáy ở vùng hậu môn. Thuốc thường được bào chế ở dạng bôi hoặc dạng viên đặt hậu môn. Tuy nhiên, hydrocortisone có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nên chỉ được sử dụng trong tối đa 14 ngày.
  • Thuốc nhuận tràng: Thống kê cho thấy, có đến 80% bệnh nhân trĩ bị táo bón mãn tính. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể kê toa thuốc nhuận tràng để thúc đẩy nhu động ruột, cải thiện táo bón và giảm áp lực lên búi trĩ khi đại tiện.
  • Thuốc tăng độ bền tĩnh mạch: Để hạn chế biến chứng và hỗ trợ làm co búi trĩ, bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc có tác dụng tăng độ bền tĩnh mạch như Daflon, Diosmin và Hesperidin.
  • Các loại thuốc khác: Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, viên uống bổ sung,... để làm giảm triệu chứng và kiểm soát tiến triển của bệnh.

4. Trĩ nội độ 2 có cần phẫu thuật không?

Bệnh trĩ nội độ 2 có thể can thiệp thủ thuật ngoại khoa. Thực tế, rất ít trường hợp trĩ nội cấp độ 2 đáp ứng tốt với điều trị bằng thuốc. Sử dụng thuốc chỉ có tác dụng giảm triệu chứng lâm sàng, làm co búi trĩ.

Trường hợp búi trĩ tiếp tục gia tăng kích thước, gây đau, người bệnh có thể áp dụng phương pháp ngoại khoa: đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.

Phương pháp HCPT

Phương pháp này được Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng áp dụng với nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp truyền thống:

  • Hạn chế tình trạng đau đớn và chảy máu
  • Không ảnh hưởng mô lành tính lân cận. Thủ thuật xâm lấn tối thiểu nên vết thương không lớn, thời gian phục hồi vết thương nhanh, không để lại sẹo xấu sau thủ thuật
  • Tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp
  • Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y, thanh lọc cơ thể, tiêu viêm...

Bệnh trĩ nội độ 2 có thể giảm hẳn triệu chứng nếu được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, với những trường hợp chủ quan, lơ là, bệnh sẽ tiến triển nặng. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng liên bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp miễn phí. 


Các tìm kiếm liên quan đến bệnh trĩ nội độ 2

Trĩ nội độ 1

Triệu chứng bệnh trĩ nội

Trĩ nội độ 3

Trĩ ngoại độ 2

Trĩ nội độ 2 uống thuốc có khỏi không

Cách chữa bệnh trĩ nặng