Chữa bệnh trĩ nội độ 1 như thế nào tốt và hiệu quả?

Chữa bệnh trĩ nội độ 1 như thế nào tốt và hiệu quả? Trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không? Trĩ nội độ 1 có cần phẫu thuật không? Đây là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của bệnh nhân. Theo dõi nội dung bài viết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời chính xác.

Bệnh trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không?

Trước khi tìm hiểu chữa bệnh trĩ nội độ 1 như thế nào, hãy tìm hiểu trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không? Trĩ nội độ 1 thuộc giai đoạn đầu của bệnh trĩ nội nên sẽ không gây nguy hiểm cho người bệnh.

Tuy nhiên, ngay từ giai đoạn 1, các triệu chứng của trĩ nội đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống thường ngày của bệnh nhân. Khiến bệnh nhân mất tự tin, nguy cơ trầm cảm cao. 

Bệnh trĩ nội độ 1

Bên cạnh đó, đại tiện ra máu kéo dài có thể khiến người bệnh mệt mỏi, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt... Việc điều trị chậm trễ sẽ khiến bệnh nặng thêm.

Bệnh trĩ nội độ 1 cần phẫu thuật không?

Chữa bệnh trĩ nội độ 1 có nên áp dụng thủ thuật ngoại khoa? Đối với trĩ nội độ 1, mức độ còn nhẹ nên sẽ được điều trị nội khoa bằng thuốc và thay đổi lối sống, không cần phẫu thuật.

Thực tế, trĩ độ 1 nói chung, trĩ nội độ 1 nói riêng không phải là bệnh khó chữa. Tuy nhiên, chữa trĩ nói chung cần phải được điều trị sớm, đặc biệt người bệnh phải kiên trì.

Điều trị bệnh trĩ nội độ 1 cách nào tốt?

Chữa bệnh trĩ nội độ 1 khá đơn giản, nhưng đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì. Các biện pháp được áp dụng thường là điều trị nội khoa kết hợp xây dựng lối sống, thói quen sinh hoạt, chế độ sinh hoạt thích hợp. Cụ thể:

1. Trĩ nội độ 1 uống thuốc có khỏi không?

Các loại thuốc điều trị bệnh trĩ nội độ 1 trong trường hợp này thường là:

  • Thuốc tăng sức bền của thành tĩnh mạch, giúp co búi trĩ
  • Các loại thuốc cầm máu trĩ
  • Thuốc nhuận tràng

Tuy nhiên, hầu hết thuốc tây y đều có tác dụng phụ. Chính vì vậy, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cần lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa.

2. Cách chữa trĩ nội độ 1 tại nhà bằng bài thuốc dân gian

Trĩ nội độ 1 thuộc giai đoạn trĩ nhẹ. Chính vì vậy, áp dụng bài thuốc dân gian điều trị cũng mang lại tác dụng tốt trong việc khắc phục các triệu chứng. Dưới đây là một số bài thuốc bệnh nhân có thể áp dụng:

  • Bài thuốc từ rau diếp cá

Theo đông y, rau diếp cá vị cay, tính lạnh, có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, thanh lọc cơ thể, trị táo bón...

Bài thuốc từ rau diếp cá

Cách thực hiện:

Cách 1. Chuẩn bị 1 lượng rau diếp cá, rửa sạch để ăn sống. Hoặc có thể dùng thân, rễ cây đem xay sinh tố để uống. 

Cách 2. Lấy khoảng 300g lá lốt tươi, rửa sạch rồi đun sôi với nước. Sau đó, dùng nước này xông hậu môn. Khi nước nguội, lấy nước này ngâm rửa hậu môn, triệu chứng bệnh trĩ sẽ thuyên giảm.

  • Chữa trĩ nội bằng lá lốt

Lá lốt tính lạnh, vị cay nồng, có khả năng tiêu sưng, giảm viêm, cầm máu.

Cách thực hiện:

Cách 1. Đem 100g lá lốt rửa sạch, xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt để uống. Thực hiện khoảng 2 lần/ngày để thấy tác dụng tốt.

Cách 2. Ngải cứu, lá lốt, nghệ, cúc tần: 50g. Rửa sạch, giã nhuyễn. Cho hỗn hợp vào nồi, nấu sôi lên với nước kèm chút muối. Dùng nước này xông hậu môn. Sau đó ngâm rửa hậu môn. Thực hiện thường xuyên để có tác dụng.

  • Tinh chất Rutin

Hoạt chất Rutin được chiết xuất từ hoa hòe, có tác dụng tăng sức bề mao mạch, tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Có tác dụng kháng viêm, tiêu sưng, khắc phục triệu chứng bệnh trĩ.

Hoạt chất Rutin còn được sử dụng điều trị chứng bệnh xơ vữa động mạch, suy giãn tĩnh mạch, xuất huyết, chảy máu cam, ho ra máu, phân có máu...

Để mang lại tác dụng tốt nhất, nên kết hợp sử dụng với các loại thảo dược khác như đương quy, diếp cá...

  • Dùng dầu dừa

Dầu dừa có tác dụng dịu da, bổ sung chất chống oxy hóa. Có thể sử dụng nguyên liệu này chữa bệnh trĩ nội cấp độ 1 như sau:

Dùng dầu dừa
  • Uống nước chứa dầu dừa: Cho vài giọt dầu dừa vào ly nước ấm, khuấy đều rồi uống
  • Thoa trực tiếp dầu dừa lên hậu môn: Lấy khoảng 1 – 2 giọt dầu dừa thoa trực tiếp lên hậu môn hoặc búi trĩ. Trước khi thực hiện, bệnh nhân cần vệ sinh hậu môn và lau khô hậu môn.

Lưu ý: Ngoài những cách trên, áp dụng các bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ nội từ tỏi, mật ong, đu đủ, lá thiên lý, trầu không,... cũng mang lại tác dụng đáng kể. Tuy nhiên, để hiệu quả như mong muốn, bệnh nhân cần áp dụng trong thời gian dài.

3. Trị bệnh trĩ nội độ 1 – Thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội, còn ngăn ngừa nguy cơ bệnh phát triển nặng thêm. Vì vậy, bệnh nhân hãy tham khảo và áp dụng một số biện pháp sau:

Đối với chế độ ăn uống:

Ăn nhiều rau củ quả, trái cây...
  • Cung cấp chất xơ cho cơ thể: Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt...
  • Nên uống nhiều nước để giúp quá trình chuyển hóa các chất vào đào thải chất cặn bã diễn ra thuận tiện, dễ dàng hơn.
  • Không sử dụng đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng hoặc chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá...
  • Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu chất sắt, magie, tinh dầu oliu, dầu hạt lanh...

Với chế độ vận động:

  • Thường xuyên vận động, tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, không nên tập các môn có cường độ mạnh như gym, yoga, điền kinh...
  • Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định trong ngày. Điều này khiến hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, tốt hơn, giảm tình trạng táo bón...
  • Nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là sau khi đi đại tiện

Chữa bệnh trĩ nội độ 1 như thế nào hiệu quả đã có câu trả lời. Mặc dù trĩ nội độ 1 ít gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày. Hơn nữa, nếu không điều trị sớm, bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng. Tốt nhất, nên chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị sớm.


Các tìm kiếm liên quan đến chữa bệnh trĩ nội độ 1

Trĩ nội độ 1 nên ăn gì

Trĩ nội độ 2

Hình ảnh trĩ nội độ 1

Trĩ ngoại độ 1

Triệu chứng bệnh trĩ nội

Chữa trĩ nội độ 2 tại nhà

Điều trị trĩ nội bằng đông y

Trĩ nội độ 3

Bệnh trĩ ngoại