Chữa bệnh trĩ nội tại nhà từ mẹo dân gian có tốt?

Chữa bệnh trĩ nội tại nhà bằng mẹo dân gian có thể cho hiệu quả tích cực với trường hợp bệnh nhẹ, bệnh mới khởi phát. Người bệnh được khuyên nên điều chỉnh lối sống kết hợp mẹo dân gian để có thể dễ dàng kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh mà không cần đến sự can thiệp của y tế.

Cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà từ bài thuốc dân gian

Chữa bệnh trĩ nội tại nhà bằng mẹo dân gian trong trường hợp bệnh nhẹ như sử dụng rau diếp cá, lá trầu không, hoa thiên lý, quả sung, tỏi,... Nếu áp dụng đều đặn các mẹo này có thể giúp bệnh nhân giảm cơn đau, nóng rát, cải thiện viêm nhiễm, giảm áp lực khi đại tiện...

Hình ảnh bệnh trĩ nội 

1. Cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá

Diếp cá tính hàn, vị hơi cay, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát trùng, tiêu viêm. Đồng thời, ngăn chặn táo bón, kháng khuẩn, thu nhỏ kích thước búi trĩ.

Nguyên liệu: 150 – 200g lá diếp cá

Trị bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá

Cách thực hiện:

  • Lá diếp cá rửa sạch, ngâm qua nước muối
  • Đun với 1 – 2 lít nước thấy ngả sang màu vàng thì tắt bếp
  • Đổ nước ra chậu, đặt ở vị trí an toàn và ngồi tư thế chồm hổm để xông
  • Khi nước ấm, dùng nước này rửa hậu môn

2. Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ nội – Cây lược vàng

Cây lược vàng vị nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, cầm máu. Được sử dụng làm lành vết thương do trĩ gây ra. Ngoài ra, loại cây này ngăn nguy cơ nhiễm trùng, kháng khuẩn, tiêu viêm, đào thải độc tố,...

Nguyên liệu: Chuẩn bị 5 – 8 lá lược vàng

Cách thực hiện:

  • Lá lược vàng rửa sạch, ngâm với nước muối
  • Vò nát lá rồi cho vào đun sôi với 1 lít nước
  • Sau khi đun sôi còn 5 phút thì tắt bếp, thêm vào chút muối
  • Dùng nước này xông hậu môn. Khi nước ấm thì rửa hậu môn

Lưu ý: Cây lược vàng không dùng cho người có cơ địa dị ứng, bệnh nhân huyết áp thấp, người có hệ miễn dịch suy yếu, nhất là phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

3. Thuốc chữa bệnh trĩ nội từ lá trầu không

Lá trầu không vị cay nồng, tính ấm, mùi hơi hắc. Tác dụng chính là tiêu viêm, kháng khuẩn, sát khuẩn, kháng nấm... Được sử dụng hỗ trợ phục hồi tổn thương như nhiễm trùng, viêm loét. Không chỉ vậy, loại lá này còn có khả năng cầm máu, se búi trĩ.

Nguyên liệu: 1 nắm lá trầu không, 1 ít bồ kết, hạt gấc, 1 quả cau

Cách thực hiện:

  • Tất cả nguyên liệu rửa sạch, để ráo nước
  • Nghiền nát các nguyên liệu trên, cau cắt miếng cho vào nồi đun sôi với nước
  • Nước sôi thì đổ ra chậu, xông hậu môn ngày 2 lần.

4. Chữa trĩ nội độ 2 tại nhà bằng cây lá bỏng

Cây lá bỏng vị nhạt, hơi chua, tính mát, không độc, dễ sống, dễ trồng, có thể sinh trưởng ở nơi chỉ cần đủ độ ấm, ánh sáng. Tác dụng chính là tiêu độc, tiêu viêm, hoạt huyết, giảm sưng. Được sử dụng để chữa bệnh lở loét da, viêm ruột, viêm dạ dày tá tràng, cả bệnh trĩ.

Chữa trĩ nội độ 2 tại nhà bằng cây lá bỏng

Nguyên liệu: 30g lá bỏng, 10g ngải cứu, 10g lá trắc, 10g cỏ nhọ nồi

Cách thực hiện:

  • Tất cả nguyên liệu rửa sạch, để ráo nước, cho vào nồi sắc với nước để uống

Lưu ý: Mỗi ngày 1 thang thuốc để cải thiện triệu chứng.

5. Cách làm co búi trĩ nội bằng cây thiên lý

Thiên lý là loại cây mọc leo. Lá và hoa của cây không chỉ được chế biến thành món ăn ngon miệng, mà còn được dùng làm thuốc chữa sa dạ con, bệnh trĩ... Theo y học cổ truyền, hoa thiên lý tính bình, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan... Ngoài ra còn có khả năng sát khuẩn, kháng viêm, nhanh lành vết thương...

Một số món ăn từ hoa thiên lý:

Món 1. Canh giò sống hoa thiên lý

  • Hoa thiên lý, giò heo rửa sạch, để ráo
  • Giò hầm rục với nước, thấy chín thì cho hoa thiên lý vào
  • Chờ nước sôi lại thì nêm nếm gia vị vừa ăn

Món 2. Canh cua hoa thiên lý

  • Hoa thiên lý rửa sạch, để ráo nước
  • Nấu sôi cua, cho hoa thiên lý vào
  • Chờ sôi thì tắt bếp, nêm nếm gia vị vừa ăn.

6. Cách chữa trĩ nhẹ tại nhà bằng cây thầu dầu tía

Thầu dầu tía hay đu đủ tía là cây thuốc nam vị ngọt, tính bình nhưng có độc. Lá thầu dầu tía có tác dụng chữa trĩ nhờ hoạt chất có khả năng chống ngứa, tiêu thũng.

Nguyên liệu: Chuẩn bị 1 nắm lá và lá ở hoa của cây thầu dầu

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu chuẩn bị được đem rửa sạch
  • Giã nát, sao trên bếp cho nóng, bọc lại bằng vải mềm rồi đắp trực tiếp lên búi trĩ
  • Thực hiện 1 – 2 lần/ngày để có hiệu quả

Lưu ý: Chỉ có thầu dầu tía mới có tác dụng chữa trĩ. Không dùng quá 1 hạt thầu dầu mỗi ngày để tránh nôn mửa. Tuyệt đối không dùng cho trẻ em, không uống nước lá để tránh ngộ độc. Dùng lượng lớn hạt thầu dầu có thể gây tử vong.

7. Bệnh trĩ nội chữa bằng quả sung có tốt?

Quả sung vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải độc, làm sạch ruột, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện đường ruột, chữa táo bón... Không chỉ vậy, quả sung còn cải thiện tình trạng sa búi trĩ, sa trực tràng, làm co búi trĩ...

Nguyên liệu: Lá sung tươi, lá cúc tần, lá lốt: 200g; 15 quả sung; 1 củ nghệ; 1 ít muối.

Cách thực hiện:

  • Tất cả nguyên liệu rửa sạch, đun sôi với 2 lít nước, nước sôi đổ ra chậu để xông búi trĩ
  • Thấy nước còn ấm, không bốc hơi thì lấy rửa hậu môn.

8. Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi

Tỏi có tác dụng kháng viêm, tiêu viêm, chống oxy hóa, hỗ trợ làm lành tổn thương ở niêm mạc hậu môn. Tỏi còn là hoạt chất kháng viêm tự nhiên, có khả năng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn, nâng cao sức đề kháng để cơ thể chống chọi bệnh tật.

Chữa bệnh trĩ bằng tỏi

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 củ tỏi, nướng trực tiếp trên lửa than, khi chín thì bóc vỏ, lấy nhân, đập dập.
  • Cho tỏi vào miếng vải, đắp lên hậu môn, thực hiện 1 lần/ngày

Lưu ý: Nên sử dụng tỏi cẩn thận để tránh bỏng da.

9. Mẹo chữa bệnh trĩ nội bằng lá vông

Theo đông y, lá vông vị hơi đắng chát, có khả năng giảm đau, hỗ trợ co búi trĩ khá hiệu quả. Tác dụng chính của lá vông là hạ nhiệt, an thần, ức chế hệ thần kinh, sát trùng... Nên lá vông thường được dùng để chữa trĩ, lòi dom, mất ngủ, đại tiện ra máu, đau nhức xương...

Nguyên liệu: 8 – 10 lá vông, 35ml giấm thanh

Cách thực hiện:

  • Lá vông rửa sạch, để ráo, đun với nước, để nguội rồi vớt ra, giấm đun sôi
  • Tiếp đến, giã hoặc xay nhuyễn, trộn với giấm
  • Đắp hỗn hợp lên búi trĩ, để yên 2 – 3 tiếng
  • Thực hiện 2 lần/ngày

Điều trị bệnh trĩ nội tại nhà có thật sự hiệu quả?

Vậy chữa bệnh trĩ nội tại nhà từ mẹo dân gian có thật sự hiệu quả? Đây là thắc mắc được nhiều bệnh nhân đặt ra. Thực tế, những bài thuốc dân gian được nhiều bệnh nhân truyền tai nhau vì độ an toàn, lành tính. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cần ghi nhớ:

  • Mẹo dân gian trị bệnh trĩ nội tại nhà chỉ thích hợp với trường hợp bệnh nhẹ, bệnh mới khởi phát. 
  • Mẹo dân gian chỉ có tác dụng giảm triệu chứng bệnh trĩ nội, hoàn toàn không có tác dụng triệt tiêu hoàn toàn búi trĩ.
  • Tùy thuộc cơ địa, cách sử dụng, liều lượng của mỗi người,... mà hiệu quả ở từng bệnh nhân sẽ không giống nhau: Có người giảm triệu chứng, có người nặng thêm.
  • Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng thích hợp, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, trái cây tươi, các loại rau xanh... để cải thiện tình trạng táo bón.
  • Hạn chế ngồi lâu tại một vị trí, tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
  • Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, đồ uống chứa cồn như rượu, bia, cà phê, thuốc lá...

Như vậy, chữa bệnh trĩ nội tại nhà từ mẹo dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng, không thể trị dứt điểm bệnh hoàn toàn. Chính vì vậy, giải pháp khả thi nhất là người bệnh nên chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tại địa chỉ y tế uy tín, chất lượng. 


Các tìm kiếm liên quan đến chữa bệnh trĩ nội tại nhà

Thuốc tây chữa bệnh trĩ

Cách làm co búi trĩ ngoại

Cách chữa bệnh trĩ nặng