Nội soi bệnh trĩ và những điều nên ghi nhớ

Nội soi bệnh trĩ là gì? Quy trình thực hiện như thế nào? Trĩ là bệnh ở khu vực hậu môn – trực tràng gây đau đớn, bất tiện cho bệnh nhân. Nội soi trĩ là một phương pháp có ý nghĩa quan trọng trong hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, mời các bạn theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Nội soi trĩ là gì?

Nội soi bệnh trĩ là gì? Trĩ còn được gọi theo tên dân gian là bệnh lòi dom, là bệnh lý có tỷ lệ mắc cao. Trĩ thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Có nhiều trường hợp phát hiện muộn khiến cho việc điều trị khó khăn và tốn kém. Lúc này, để phát hiện sớm tình trạng bệnh và điều trị hiệu quả thì nội soi trĩ là giải pháp tối ưu.

Nội soi trĩ

Nội soi trĩ là phương pháp hiện đại được dùng để chẩn đoán và theo dõi tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Từ đó đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất. Kỹ thuật nội soi này được chia ra làm nhiều loại, tùy vào từng trường hợp khác nhau mà bác sĩ sẽ có phương pháp cụ thể. 

Vài năm trở lại đây, kỹ thuật này được ứng dụng nhiều bởi những hiệu quả mà nó mang lại. Bởi cho đến hiện tại, đây là kỹ thuật hiệu quả nhất, giúp bác sĩ biết chính xác tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nào, nguyên nhân gây bệnh. Từ đó đưa ra cách chữa trị thích hợp.

Nội soi bệnh trĩ thực hiện như thế nào?

Nội soi bệnh trĩ được thực hiện như thế nào? Bác sĩ cần giải thích rõ với bệnh nhân về kỹ thuật nội soi. Những điều cần lưu ý cũng như rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện nội soi.

Đồng thời, trò chuyện, hỏi thăm để giải tỏa căng thẳng, tránh e ngại, xấu hổ và tạo tâm lý thoải mái cho bệnh nhân. Nội soi trĩ là quá trình phức tạp, được tóm tắt qua các bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị

Bệnh nhân được vệ sinh hậu môn và trực tràng bằng thuốc xổ. Mục đích của công việc này là giúp loại bỏ chất thải, cho hình ảnh nội soi quan sát được rõ hơn và đảm bảo vệ sinh cho những bác sĩ/kỹ thuật viên thực hiện nội soi.

Chuẩn bị phòng nội soi có đủ máy móc và nhân lực.

Tư thế nội soi: Nằm ngửa hoặc nghiêng trái:

  • Tư thế nằm ngửa thì dễ áp dụng, dễ nhìn thấy ánh sáng qua thành bụng và người bệnh dễ thở hơn.
  • Tư thế nghiêng trái : Dễ đưa đèn qua chỗ nối trực tràng - đại tràng sigma.

Bước 2: Thực hiện nội soi

  • Trước tiên, bác sĩ thực hiện các thao tác kiểm tra bên ngoài cơ vòng và bên trên đường lược hậu môn.
  • Lắp và kiểm tra dụng cụ soi trước khi tiến hành.
  • Bôi trơn ống soi.
  • Đưa ống nội soi qua hậu môn vào trực tràng để xác định vị trí của búi trĩ, quan sát và đánh giá tình trạng búi trĩ.

Bước 3: Đánh giá kết quả

  • Dựa vào hình ảnh bên trong trực tràng - hậu môn, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh trĩ.
  • Đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân.

Nội soi trĩ có đau không?

Nội soi bệnh trĩ được sử dụng để phát hiện và kiểm tra những dấu hiệu bất thường tồn tại trong cơ quan hậu môn trực tràng của người bệnh. 

Khi nội soi, bằng cơ chế xâm lấn, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi để đi vào bên trong hậu môn người bệnh. Do vậy không ít người hoang mang, lo lắng rằng nội soi có đau không. 

Nội soi trĩ có đau không?

Tuy nhiên người bệnh có thể yên tâm bởi đây là phương pháp nội soi hiện đại, sử dụng kỹ thuật tiên tiến, do vậy sẽ không gây đau đớn hoặc để lại những biến chứng ảnh hưởng đến vùng bệnh. Nhưng cũng cần lưu ý là bạn sẽ có cảm giác căng tức ban đầu khi ống nội soi đưa vào hậu môn.

Những lưu ý khi thực hiện nội soi bệnh trĩ

Nội soi bệnh trĩ cũng tương tự như các kỹ thuật y học khác, cần có những lưu ý khi thực hiện để cho kết quả chính xác nhất và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Sau đây là những lưu ý dành cho những người thực hiện nội soi bệnh trĩ.

  • Nội soi bệnh trĩ được chỉ định cho những người có dấu hiệu đi ngoài ra máu, đau nhức, ngứa hoặc có dị vật ở hậu môn, có búi trĩ thò ra ở hậu môn.
  • Không khuyến cáo nội soi trĩ cho những đối tượng cao huyết áp, bệnh động mạch vành, người có hậu môn hẹp, đường ruột hẹp và dị dạng, thần kinh yếu, người lớn tuổi cơ thể suy yếu và phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai.
  • Trước khi nội soi 1 ngày, bệnh nhân cần ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá.
  • Trong quá trình thực hiện nội soi, nếu bệnh nhân cảm thấy đau hoặc có điều bất thường thì nên báo ngay với bác sĩ để dừng việc nội soi và kiểm tra, tránh gây ra những tổn thương hay rủi ro đáng tiếc.
  • Sau khi nội soi xong, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi khó chịu và rát vùng hậu môn. Những triệu chứng này sẽ sớm mất đi. Nếu như các triệu chứng nặng và kéo dài, chảy máu hậu môn ngày càng nhiều thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Qua nội dung trong bài, có thể thấy, nội soi bệnh trĩ là một kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong phát hiện, đánh giá tình trạng bệnh ở mỗi người. Để có kết quả nội soi trĩ chính xác, người bệnh cần ghi nhớ một số điều trước khi thực hiện thủ thuật. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn miễn phí!


Các tìm kiếm liên quan đến nội soi bệnh trĩ

Nội soi trĩ bao nhiêu tiền

Cách khám bệnh trĩ

Nội soi hậu môn

Khám trĩ có cần nhịn ăn

Bị trĩ có nội soi đại tràng được không

Lưu ý khi đi khám trĩ

Bác sĩ nữ khám bệnh trĩ

Cách chẩn đoán bệnh trĩ

Khám hậu môn như thế nào

Cần lâm sàng bệnh trĩ

Review chữa bệnh trĩ