Tìm hiểu về bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa

Tìm hiểu về bệnh trĩ nội là vấn đề được nhiều bệnh nhân mắc trĩ nội quan tâm. Có nhiều tác nhân dẫn tới căn bệnh khu vực hậu môn trực tràng này như mang thai, ngồi nhiều, ít vận động, táo bón kéo dài... Để tránh biến chứng từ trĩ nội, mọi người nên phát hiện sớm trĩ nội từ giai đoạn đầu và chủ động trong việc điều trị đúng cách.

Tìm hiểu về bệnh trĩ nội là gì?

Tìm hiểu về bệnh trĩ nội là gì? Trĩ nội là tình trạng phình giãn quá mức tĩnh mạch nằm ở lớp lót bên trong trực tràng. Vì ít đau đớn ở giai đoạn nhẹ nên trĩ nội khó phát hiện cho đến khi búi trĩ sưng to, chảy máu khi đại tiện...

Khi trĩ nội tăng sinh hoặc nhô ra ngoài hậu môn. Người bệnh có thể cảm nhận được búi trĩ như miếng đệm ẩm có màu hồng đậm. Lúc này, bệnh gây đau hậu môn, cảm giác đau tăng lên rõ rệt mỗi khi đại tiện.

Hình ảnh bệnh trĩ nội


Búi trĩ nhỏ có thể tự chui vào trong trực tràng hoặc dùng tay đẩy lên. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng, búi trĩ nội nằm thường trực bên ngoài hậu môn, gây đau dữ dội, khiến bệnh nhân có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe.

Tùy thuộc mức độ bệnh, bác sĩ chỉ định phương án điều trị thích hợp. Dùng thuốc, thay đổi lối sống, áp dụng biện pháp ngoại khoa... là những sự lựa chọn phổ biến để khắc phục căn bệnh này.

Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ nội

Tìm hiểu về bệnh trĩ nội chắc chắn không thể bỏ qua các giai đoạn phát triển của căn bệnh này. Trĩ nội được chia làm 4 cấp độ, được đánh giá dựa trên tình trạng sa búi trĩ ở bệnh nhân:

  • Trĩ nội độ 1: Búi trĩ nhỏ, nằm hoàn toàn trong ống hậu môn
  • Trĩ nội độ 2: Búi trĩ to hơn, sa ra ngoài mỗi khi đại tiện nhưng sau đó tự co lại
  • Trĩ nội độ 3: Búi trĩ ngày càng phát triển, không thể tự co lại được mà người bệnh phải dùng tay đẩy vào
  • Trĩ nội độ 4: Búi trĩ đã quá to và sa hoàn toàn ra ngoài hậu môn, không thể đẩy vào lại được nữa.

Đôi khi trĩ nội tăng sinh hoặc nhô ra ngoài hậu môn. Bạn có thể thấy hoặc cảm nhận được búi trĩ như những miếng đệm ẩm có màu hồng đậm. Lúc này, người bệnh cảm thấy đau hậu môn, cảm giác đau tăng lên rõ rệt...

Khi bệnh đã phát triển đến độ 3, độ 4, búi trĩ nội nằm thường trực bên ngoài hậu môn. Gây đau dữ dội, khiến bệnh nhân có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng cho sức khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội phổ biến nhất

Tìm hiểu về bệnh trĩ nội thì không thể không nhắc đến nguyên nhân. Một số yếu tố được xác định là thủ phạm dẫn tới bệnh trĩ nội. Người bệnh có thể mắc căn bệnh này vì một trong những tác nhân:

  • Mang thai: Bệnh trĩ nội xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai do các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bị phình giãn khi phải chịu áp lực từ sự mở rộng tử cung và thai nhi.
  • Quá trình lão hóa theo tuổi tác: Càng lớn tuổi thì các cơ ở hậu môn càng bị suy yếu. Đây là lý do giải thích tại sao bệnh trĩ nội ảnh hưởng nhiều nhất đến người trưởng thành từ 45 tuổi trở lên.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính: Cả hai đều khiến các mạch máu ở hậu môn bị tổn thương, phình giãn và tạo thành búi trĩ.
  • Ngồi nhiều: Ngồi liên tục hàng giờ đồng hồ mỗi ngày trong thời gian dài không chỉ là nguyên nhân gây bệnh trĩ nội mà còn dẫn đến hàng loạt các vấn đề về sức khỏe.
  • Khiêng vác vật nặng thường xuyên: Điều này khiến khu vực xương chậu phải gánh một trọng lượng lớn. Lâu dần các mạch máu ở trực tràng phình to quá mức hình thành nên búi trĩ nội. 
  •  “Yêu” qua đường hậu môn: Nam giới có quan hệ đồng tính thường bị trĩ nội vì nguyên nhân này.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn ít chất xơ, cung cấp không đủ nước cho cơ thể dẫn đến táo bón kéo dài, từ đây bệnh trĩ cũng bắt đầu hình thành.
  • Các nguyên nhân gây bệnh trĩ nội khác: Ngồi quá lâu khi đi vệ sinh, nhịn đi cầu, căng thẳng kéo dài, vệ sinh hậu môn không sạch sẽ, ít vận động,...

Bệnh trĩ nội nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt nhất?

Tìm hiểu về bệnh trĩ nội chắc chắn không được bỏ qua nội dung bệnh trĩ nội nên ăn gì và kiêng ăn gì? Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới bệnh trĩ. Ăn uống khoa học, người bệnh có thể ngăn chặn được bệnh trĩ nội phát triển nặng. 

Dưới đây là những thực phẩm người bị trĩ nội nên và không nên ăn:

Ăn nhiều rau củ quả
  • Thực phẩm nên ăn: Rau, củ, quả tươi chứa nhiều chất xơ, chất sắt (gan, cá ngừ), magie (hạt điều, đậu nành), thực phẩm nhuận tràng (khoai lang, mật ong), uống nhiều nước (2 lít nước/ngày)...
  • Thực phẩm cần tránh: Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá...)

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ nội phổ biến

Tìm hiểu về bệnh trĩ nội thì không thể bỏ qua phương pháp điều trị. Một số biện pháp tại nhà có thể hữu ích cho người trĩ nội ở giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ảnh hưởng sức khỏe, sinh hoạt... bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc, thực hiện thủ thuật ngoại khoa...

1. Biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh nhân trĩ nội

Để cải thiện triệu chứng bệnh trĩ nội, bệnh nhân có thể thực hiện những mẹo dân gian tại nhà dưới đây:

  • Tắm nước ấm

Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc tắm dưới vòi hoa sen để giảm sưng, làm dịu cơn đau do trĩ gây ra.

  • Thoa dầu dừa vào hậu môn

Dầu dừa chứa nhiều vitamin E, hoạt chất chống oxy hóa, axit béo,... có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm ngứa hậu môn...

  • Chườm đá lạnh

Áp túi đá lạnh vào búi trĩ khoảng 15 phút để tạm thời giảm đau, sưng. 

  • Nha đam

Hoạt chất nha đam có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, giảm sưng do trĩ gây ra.

Cách thực hiện: Lấy gel nha đam thoa lên búi trĩ hoặc nấu nước uống để chống táo bón, đại tiện dễ dàng hơn.

  • Thay đổi lối sống

Bổ sung nước cho cơ thể. Thực hiện chế độ ăn giàu chất xơ. Mặc quần rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi, không cọ sát... Đi đại tiện khi có nhu cầu. Hạn chế hoạt động gây áp lực cho tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng: ngồi xổm, mang vác vật nặng, tập đẩy tạ...

2. Cách chữa bệnh trĩ nội bằng thuốc tây

Thuốc tây y sử dụng trong điều trị trĩ nội chủ yếu nhằm mục đích giúp bạn kiểm soát triệu chứng. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc uống hoặc thuốc điều trị tại chỗ dạng đặt, bôi...

Chữa bệnh trĩ nội bằng thuốc tây (Hình ảnh minh họa)
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm: Acetaminophen, Aspirin hay Ibuprofen... Tác dụng phụ: gây loãng máu, tổn thương gan, thận, dạ dày...
  • Thuốc điều trị tại chỗ: thuốc đặt ( Avenoc, Witch Hazel, Proctolog...), thuốc bôi hậu môn ( Zinc oxide, Co Tripro, Titanoreine...). Tác dụng: giảm đau, kháng viêm, làm bền thành mạch, thu nhỏ búi trĩ...
  • Thuốc làm mềm phân: Giúp giữ nước trong ruột, giúp phân mềm hơn, di chuyển nhanh hơn...

3. Điều trị bệnh trĩ nội bằng thủ thuật ngoại khoa

Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp được lựa chọn sau cùng. Khi cách điều trị tại nhà, thuốc tây y... không mang lại kết quả. Hoặc khi bạn bị trĩ nội độ 3, độ 4 có nguy cơ tắc mạch, hoại tử trĩ,...

Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, bạn có thể được tiếp cận với nhiều phương pháp cắt trĩ hiện đại. Trong đó có phương pháp nhận được phản hồi tốt từ phía bệnh nhân là:

  • Đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu tối thiểu HCPT II

Phương pháp này được Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng áp dụng với ưu điểm:

  • Hạn chế đau đớn và chảy máu
  • Không ảnh hưởng mô lành tính lân cận
  • Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nên thời gian phục hồi vết thương nhanh chóng, không để lại sẹo xấu
  • Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y...

Tìm hiểu về bệnh trĩ nội giúp bệnh nhân nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng cũng như cách điều trị căn bệnh này hiệu quả. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được bác sĩ giải đáp miễn phí. 


Các tìm kiếm liên quan đến tìm hiểu về bệnh trĩ nội

Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ

Thuốc chữa bệnh trĩ

Bệnh trĩ ngoại

Cách chữa bệnh trĩ nặng

Chữa trĩ nội độ 2 tại nhà

Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại

Trĩ nội, trĩ ngoại

Cách nhận biết bệnh trĩ nội