Trĩ hỗn hợp độ 1: Triệu chứng và cách điều trị tại nhà

Trĩ hỗn hợp độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh trĩ hỗn hợp. So với bệnh trĩ nội và trĩ ngoại đơn thuần, trĩ hỗn hợp có mức độ nặng và diễn biến phức tạp. Nếu không kịp thời thăm khám và điều trị, các búi trĩ có thể sa ra ngoài ống hậu môn. Nguy cơ sa niêm mạc trực tràng và tạo thành trĩ vòng.

Nguyên nhân hình thành bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 1

Nguyên nhân nào hình thành bệnh trĩ hỗn hợp độ 1? Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh trĩ hỗn hợp chưa được xác định. Tuy nhiên, cơ chế có liên quan đến tăng áp lực ổ bụng và tăng áp lực ống hậu môn – trực tràng. Có thể do các yếu tố sau:

Uống ít nước
  • Hoạt động thể lực quá sức hoặc kéo dài
  • Nâng nhấc vật nặng thường xuyên
  • Mang thai hoặc chuyển dạ
  • Thói quen ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh
  • Nhịn đại tiện
  • Béo phì
  • Rặn mạnh khi đại tiện
  • Táo bón kéo dài hoặc thường xuyên tiêu chảy
  • Đứng lâu, ngồi nhiều
  • Tham gia các môn thể thao làm gia tăng áp lực lên ổ bụng như quần vợt, cử tạ...
  • Vệ sinh hậu môn không đúng cách, sử dụng khăn giấy kém chất lượng để lau chùi hậu môn dẫn tới kích ứng, nhiễm khuẩn.
  • Lão hóa: Khi già đi, các mô hỗ trợ các tĩnh mạch trong trực tràng và hậu môn bị suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
  • Uống ít nước dẫn tới táo bón lâu ngày, gây ra bệnh trĩ hỗn hợp
  • Tâm lý căng thẳng, trầm cảm gây ra nhiều vấn đề xấu ở đường tiêu hóa

Kết luận: Với nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau thì việc nhận biết được nguy cơ của bản thân giúp việc điều trị bệnh trĩ đi đúng hướng và đạt kết quả tốt. Nếu có thể cải thiện bất kỳ yếu tố nào, hãy nhanh chóng khắc phục và điều trị ngay. Vì nếu để trĩ hỗn hợp cấp độ 1 kéo dài sẽ dẫn tới trĩ hỗn hợp độ 2, 3, 4, nguy cơ đe dọa sức khỏe rất cao.

Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 1

Bệnh trĩ hỗn hợp độ 1 là cấp độ nhẹ nhất của bệnh. Lúc này, búi trĩ chưa bị sa nên người bệnh không thấy có triệu chứng trĩ sa ở cửa hậu môn.

Tuy nhiên, nếu đã có búi trĩ ngoại mọc thì sờ kỹ sẽ có thể phát hiện ra dễ dàng. Triệu chứng đại tiện ra máu ở giai đoạn đầu không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Thậm chí, lượng máu rất ít và có thể lẫn vào phân nên đa số người bệnh không phát hiện ra.

Bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 1 nguy hiểm không?

Bệnh trĩ hỗn hợp độ 1 vì thuộc giai đoạn đầu nên mức độ nguy hiểm chưa nhiều. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh đã ảnh hưởng tới tinh thần, tâm lý bệnh nhân.

Chính vì vậy, bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan, cần chủ động điều trị kịp thời để tránh bệnh chuyển sang cấp độ 2, 3, 4, việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Điều trị bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 1 như thế nào?

Đối với bệnh trĩ hỗn hợp độ 1, người bệnh có thể áp dụng mẹo tại nhà. Vì giai đoạn này chưa xảy ra biến chứng nghiêm trọng. Những biện pháp tại nhà có tác dụng giảm sưng nóng, đau nhức, ngăn ngừa viêm nhiễm, hỗ trợ làm tăng độ bền của tĩnh mạch hậu môn...

1. Đẩy lùi bệnh trĩ hỗn hợp độ 1 bằng mẹo tự nhiên

Một số cách chữa bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 1 tại nhà có thể giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh. Chúng thích hợp sử dụng trong giai đoạn nhẹ, khi bệnh mới hình thành, các triệu chứng chưa nghiêm trọng.

  • Giảm sưng đau do trĩ hỗn hợp bẳng nhiệt lạnh

Mạch máu sưng lên khiến búi trĩ phát triển to hơn, gây đau khủng khiếp. Bạn có thể sử dụng nhiệt lạnh để giảm đau, thu nhỏ búi trĩ.

Cách thực hiện: Đẩy đá vào trong túi sạch, đặt thêm 1 miếng vải mỏng phía trên, ngồi trên đó 20 phút để giảm đau trĩ. Lặp lại mỗi khi thấy khó chịu, cần chú ý khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần áp dụng là 10 phút.

  • Sử dụng nước cây phỉ

Nước cây phỉ được sử dụng như phương thuốc giảm đau búi trĩ tự nhiên, được sử dụng phổ biến ở Hoa Kỳ, an toàn cho tất cả mọi người.

Cách thực hiện: Sử dụng miếng vải sạch, nhúng vào nước cây phỉ, đặt nó vào hậu môn 30 phút. Cách khác: Bôi nước cây phỉ trực tiếp vào búi trĩ và hậu môn.

  • Chữa bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 1 bằng nghệ

 Nghệ là gia vị chứa nhiều chất kháng viêm tự nhiên. Có thể sử dụng để giảm sưng viêm và đau. 

Chữa bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 1 bằng nghệ

Cách thực hiện: Trộn một ít bột nghệ với nước để hỗn hợp này sền sệt. Bôi trực tiếp hỗn hợp vừa tạo vào búi trĩ và để 20 – 30 phút. Thực hiện 2 lần/ngày.

2. Cách điều trị bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 1 bằng thuốc tây

Cách chữa bệnh trĩ hỗn hợp độ 1 bằng thuốc tây y có hiệu quả? Có thể nói, thuốc tây y cho hiệu quả nhanh chóng, giảm nhanh các triệu chứng bệnh trĩ hỗn hợp. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây hại lên gan, thận, dạ dày... Bệnh nhân chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

  • Thuốc điều trị tại chỗ: Một số loại thuốc điều trị bệnh trĩ hỗn hợp tại chỗ thông dụng là: Trimebutine, Centripro, Tetracyclin, Proctolog, Gentrisone... Có thể là thuốc mỡ, kem bôi, thuốc đặt. Chúng chứa các hoạt chất kháng viêm, kháng sinh, giảm đau, chống nhiễm khuẩn, thu nhỏ búi trĩ...
  • Thuốc uống: Bao gồm thuốc kháng histamin, có tác dụng chống ngứa hậu môn, thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh, giảm đau. Hoặc các thuốc có tác dụng làm bền thành mạch. Được sử dụng theo đường miệng và có tác dụng toàn thân. Vì vậy có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Bệnh nhân nên sử dụng đúng theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Thuốc nhuận tràng: Được chỉ định khi bạn bị trĩ hỗn hợp cấp kèm theo táo bón kéo dài. Thuốc giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng bằng cách giữ nước trong ruột, làm tăng khối lượng phân. Qua đó tránh được cảm giác đau đớn khi đại tiện.

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết trĩ hỗn hợp độ 1 nguyên nhân do đâu, triệu chứng nhận biết là gì, tác hại như thế nào và cách điều trị thích hợp. Tốt nhất, người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.




Các tìm kiếm liên quan đến trĩ hỗn hợp độ 1

Trĩ hỗn hợp tắc mạch

Trĩ hỗn hợp độ 4

Trĩ ngoại

Chữa trĩ hỗn hợp độ 3

Phẫu thuật trĩ hỗn hợp

Các cấp độ trĩ nội

Chữa bệnh trĩ hỗn hợp tại nhà

Trĩ hỗn hợp có nên phẫu thuật

Trĩ nội độ 3