Trĩ nội ngoại hỗn hợp là gì? Cách điều trị hiệu quả

Trĩ nội ngoại hỗn hợp gọi chung là trĩ hỗn hợp. Là tình trạng chân búi trĩ nằm ở trên và dưới đường lược. Bệnh có mức độ nặng và diễn biến phức tạp. Nếu không kịp thời thăm khám và điều trị, búi trĩ có thể sa ra ngoài ống hậu môn, gây sa niêm mạc trực tràng, tạo thành trĩ vòng.

Trĩ nội ngoại hỗn hợp là gì?

Trĩ nội ngoại hỗn hợp là tình trạng xuất hiện búi trĩ ở trên và dưới đường lược (bệnh nhân mắc đồng thời cả trĩ nội và trĩ ngoại). Thực tế, bệnh là hệ quả diễn tiến lâu ngày khiến trĩ nội và trĩ ngoại liên kết tạo thành búi trĩ hỗn hợp.

Trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp thường xuất hiện ở giai đoạn trĩ nội độ 3, 4. Do đó, bệnh ở mức độ nặng, hầu hết phải can thiệp thủ thuật ngoại khoa. Nếu không điều trị kịp thời, búi trĩ hỗn hợp có thể sa ra ống hậu môn với sa niêm mạc trực tràng và tạo thành trĩ vòng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ hỗn hợp

Trĩ nội ngoại hỗn hợp nhận biết bằng cách nào? Trĩ có thể được điều trị khỏi nhưng quan trọng người bệnh cần phát hiện sớm, thăm khám kịp thời. Muốn làm được điều này, người bệnh cần chú ý tới triệu chứng trĩ. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình:

  • Đại tiện ra máu, vùng hậu môn ẩm ướt, đau rát và ngứa ngáy
  • Búi trĩ sa ra bên ngoài ống hậu môn và được chia thành 2 phần rõ rệt, phần trên có màu đỏ tươi và ẩm ướt, phần dưới khô và có màu đỏ sẫm
  • Quan sát búi trĩ nhận thấy có rãnh tương ứng với đường lược
  • Khi sa ra ngoài hậu môn, búi trĩ có thể bị nghẹt 1 phần hoặc toàn bộ. Nghẹt búi trĩ biểu hiện bởi tình trạng bề mặt tái nhợt, phù nề, bên trong sưng phù và có màu đỏ thẫm.
  • Nếu để tiến triển, búi trĩ thường gây đau nhiều, xuất hiện cục máu đông cứng, ấn vào đau và có những chấm đen hoại tử
  • Có thể đi kèm với một số triệu chứng như nứt hậu môn, ngứa ngáy, ẩm ướt và khó chịu

Nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp

Trĩ nội ngoại hỗn hợp nguyên nhân do đâu? Mặc dù chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác nhưng nhận thấy nguy cơ mắc bệnh có thể tăng lên khi có các yếu tố rủi ro dưới đây.

  • Táo bón mãn tính: Táo bón là nguyên nhân làm gia tăng áp lực lên hậu môn. Rặn khi táo bón có thể khiến áp lực lên hậu môn – trực tràng tăng gấp 10 lần.
  • Hội chứng lỵ: Là tình trạng nhiễm trùng đường ruột. Tương tự táo bón, đại tiện quá nhiều lần có thể gia tăng áp lực lên ống hậu môn, tăng áp lực ổ bụng, gây bệnh trĩ.
  • U bướu hậu môn trực tràng: Khối u ở hậu môn trực tràng có thể chèn ép và cản trở quá trình hồi lưu của tĩnh mạch, dẫn tới tình trạng gia tăng áp lực, gây căng đám rối tĩnh mạch, tạo thành búi trĩ.
  • Mang thai, sinh nở: Mang thai và sinh nở có thể là yếu tố làm tăng áp lực ổ bụng, gây phình giãn đám rối tĩnh mạch trên, dưới đường lược.
  • Tăng áp lực ổ bụng: Hoạt động làm tăng áp lực ổ bụng như lao động nặng, thừa cân, béo phì, ho mãn tính do bệnh đường hô hấp...
  • Đứng hoặc ngồi quá lâu: Theo nghiên cứu, áp lực lên hậu môn trực tràng có thể tăng khi ngồi hoặc đứng.

Trĩ hỗn hợp nguy hiểm như thế nào?

Trĩ nội ngoại hỗn hợp nguy hiểm như thế nào? Căn bệnh này có mức độ nặng và diễn biến phức tạp. Trường hợp phát hiện và điều trị muộn, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm:

  • Búi trĩ sa – nghẹt: Kích thước búi trĩ tăng có thể sa ra ngoài ống hậu môn và bị nghẹt do cơ hậu môn co thắt quá mức. Biến chứng này khiến búi trĩ phù nề, sưng viêm nặng, gây đau rát dữ dội.
  • Trĩ tắc mạch: Là hiện tượng tĩnh mạch trong búi trĩ bị vỡ, hình thành cục máu đông.
  • Nhiễm trùng: Trĩ sa lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, cảm giác nóng rát, ngứa dữ dội.
  • Bội nhiễm: Xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài trong thời gian dài và chảy máu thường xuyên. Tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào búi trĩ, dẫn tới bội nhiễm.

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp

Điều trị bệnh trĩ nội ngoại hỗn hợp phụ thuộc vào giai đoạn phát triển và mức độ đáp ứng của từng trường hợp. Có rất nhiều cách điều trị bệnh khác nhau như điều trị bằng cách ngăn chặn yếu tố thuận lợi, điều trị bằng phương pháp nội khoa và ngoại khoa.

1. Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi khiến trĩ phát triển nặng

Ngăn chặn yếu tố rủi ro có thể hạn chế tối đa việc trĩ phát triển. Từ đó giảm nguy cơ phát sinh biến chứng. Thêm nữa, biện pháp này còn hỗ trợ hiệu quả và tăng mức độ đáp ứng với các phương pháp y tế. 

Ăn nhiều chất xơ
  • Tập thói quen đi đại tiện đều đặn mỗi ngày và đi vệ sinh khi có nhu cầu. Tuyệt đối không nhịn đại tiện hoặc rặn mạnh khi đại tiện.
  • Điều chỉnh một số thói quen ăn uống xấu như sử dụng cà phê, rượu bia, thức ăn nhiều gia vị, dầu mỡ,... Nên ăn chậm, nhai kỹ, ăn đủ 3 bữa/ngày, bổ sung nhiều nước, chất xơ...
  • Chơi các môn thể thao có cường độ nhẹ như đi bộ, bơi lội, yoga... tăng cường tuần hoàn máu, giảm áp lực lên tĩnh mạch ống hậu môn, điều hòa nhu động ruột... Ngoài ra, vận động thể lực giúp kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe tổng thể.

2. Điều trị bệnh trĩ hỗn hợp bằng nội khoa

Thực tế, có rất ít trường hợp trĩ hỗn hợp được chỉ định điều trị bằng phương pháp nội khoa. Biện pháp này hầu như chỉ đem lại hiệu quả đối với bệnh trĩ có mức độ nhẹ, chưa phát sinh biến chứng...Một số biện pháp nội khoa được chỉ định:

  • Thuốc mỡ, thuốc đạn: Thuốc mỡ, thuốc đạn được sử dụng tại chỗ nhằm giảm viêm, gây tê, hỗ trợ làm bền thành mạch.
  • Thuốc điều hòa nhu động ruột: Giúp làm giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ giảm áp lực lên ống hậu môn – trực tràng.
  • Thuốc làm bền thành mạch: Có tác dụng bảo vệ vi tuần hoàn, tăng trương lực tĩnh mạch và giảm phù nề.
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm: Được sử dụng khi trĩ hỗn hợp gây đau, phù nề, viêm sưng nhưng không đáp ứng với thuốc điều trị tại chỗ.
  • Thuốc đông y: Hoàng cầm, địa du, chỉ xác, hoa hòe, đương quy... được chỉ định trong điều trị bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, đặc biệt trường hợp thường xuyên chảy máu búi trĩ. 

3. Điều trị bệnh trĩ hỗn hợp bằng ngoại khoa

Điều trị trĩ hỗn hợp bằng thủ thuật ngoại khoa là phương pháp can thiệp triệt để, hiệu quả so với phương pháp nội khoa, mẹo dân gian... Nhận được phản hồi tích cực từ phía bệnh nhân, sự đánh giá cao từ giới chuyên môn.

Hiện nay, Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp:

  • Đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II
kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II

Ưu điểm:

  • Hạn chế đau đớn và chảy
  • Không ảnh hưởng mô lành tính lân cận, vết thương nhỏ, thời gian hồi phục vết thương nhanh chóng
  • Tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp
  • Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng, tiêu viêm, giảm chứng táo bón, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y...

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết trĩ nội ngoại hỗn hợp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, giải đáp miễn phí!


Các tìm kiếm liên quan đến trĩ nội ngoại hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp tắc mạch

Trĩ hỗn hợp độ 4

Búi trĩ ngoại

Phẫu thuật trĩ hỗn hợp

Chữa bệnh trĩ hỗn hợp tại nhà

Trĩ hỗn hợp có nên phẫu thuật

Chữa trĩ hỗn hợp độ 3